Múa Mông gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần đồng bào Mông.

Múa Mông gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần đồng bào Mông.

(HBĐT) - Dân tộc Mông có điệu múa nổi tiếng nhất là múa khèn. Tài năng của người múa thể hiện ở chỗ họ vừa thổi khèn vừa múa. Điệu múa cho thấy sự khỏe mạnh, khéo léo của người múa. Họ có thể quay, lăn lộn, nằm, múa… mà vẫn không hề ngừng thổi những bài khèn làm say lòng người. Nhìn người múa khèn khéo léo trình diễn những điệu múa hết sức phức tạp, nhanh nhẹn như một diễn viên xiếc mà vẫn không rời chiếc khèn và bài khèn mới thấy sự tài năng của họ.

 

Ở người Dao Hòa Bình ta thấy có các điệu múa chuông, múa gậy, múa rùa, múa chim… trong đó múa chuông là phổ biến. Những điệu múa ấy được trình diễn nhiều nhất ở các ngày lễ, trong tết nhảy. Động tác múa của người Dao là những bước nhún khỏe, kết hợp với di động ngược chiều, chuyển động theo chiều dọc của tay, chân và toàn thân, vẫy tay, đội hình vuông, hình trám kết hợp với âm thanh của trống, chiêng, tiếng hú.

 

Về nghệ thuật tại hình, cả người Thái, Tày, Dao, Mông đều có một nghệ thuật trang trí độc đáo bằng các loại họa tiết, hoa văn trên quần áo, thổ cẩm, mặt chăn, mặt phà khăn quàng. Chiếc khăn piêu của người Thái là một sản phẩm thủ công độc đáo, tương tự như vậy là các hoa văn dệt trên mặt chăn, những đường thêu trên váy. Mỗi dân tộc lại có những họa tiết hoa văn khác nhau theo thị hiếu thẩm mỹ và phong tục của mình, tạo thành một sắc thái riêng.

 

Nghề dệt của người Thái Mai Châu là một nghề thủ công nổi tiếng. Ngày nay nó không chỉ dừng lại ở Việt Nam mà đã theo chân khách du lịch đi khắp bốn phương trời.

 

Người Dao lấy nền xanh chàm để trang trí lên đó những họa tiết công phu tỉ mỉ với những hình núi, rêu, hoa lá, cây thông, các loại động vật và cả người. Người Mông không hay dệt, hay thêu tỉ mỉ nhưng lại dụng công khá nhiều vào toàn bộ trang phục của mình từ khăn, áo, đến váy một cách hoàn chỉnh, đồng bộ tạo thành một sản phẩm vừa đẹp, vừa độc đáo lại hài hòa và bền.

 

Như vậy, một điều hiển nhiên Hòa Bình là xứ sở của người Mường, do đó văn hóa của người Mường chiếm một vai trò ưu thế và rất phong phú ở đây. Với các dân tộc khác tuy không phải là đa số ở Hòa Bình song họ cũng có những nét đặc sắc riêng và khá nổi bật ở Hòa Bình. Đó là kho tàng dân ca phong phú của người Thái ở Mai Châu, là các điệu xòe Thái và những điệu múa chuông của người Dao hay khèn của người Mông. Đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm của người Thái Mai Châu, ngày nay đã trở thành một nét đặc biệt của văn hóa Thái- Mường Hòa Bình. Điều này cho thấy, một mặt người Mường vẫn giữ được bản sắc chủ thể của họ, song những nét văn hóa của các dân tộc anh em được người Mường chấp nhận, tiếp thu và tạo điều kiện phát triển cho chúng cùng tồn tại và phát triển vì sự phồn vinh của xứ Mường.

 

                                                                                 HBĐT tổng hợp

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục