(HBĐT) - Đó là một trong số những ý kiến được các đại biểu HĐND huyện Yên Thuỷ đưa ra trong kỳ họp chuyên đề lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vừa qua. Tại kỳ họp, các đại biểu đã tham gia 55 ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là cần thiết và đánh giá bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có nhiều điểm mới, tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Các đại biểu cũng đã tham gia một số ý kiến về những vấn đề được cử tri đặc biệt quan tâm trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 như: chế độ chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng.
Ở Chương I của dự thảo về “Chế độ chính trị” các đại biểu đặc biệt quan tâm với 20 ý kiến đóng góp. Trong đó tập trung đóng góp vào Điều 2 theo hướng bỏ cụm từ: “Mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Ở Điều 03, đề nghị nêu rõ thế nào là phát triển toàn diện trong nội dung: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
Tại kỳ họp hội nghị, đã có nhiều ý kiến đóng góp về Điều 04 với các nội dung liên quan đến Đảng cộng sản Việt
Ngoài ra, các đại biểu cũng đã đóng góp nhiều ý kiến vào Chương II về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”; đóng góp 6 ý kiến vào Chương III về “Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường” và một số ý kiến vào các chương còn lại của bản dự thảo.
Dương Liễu
(HBĐT) - Hiến pháp năm 1992 được xây dựng trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 đề ra và trên cơ sở thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991.
(HBĐT) - Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên, Hiến pháp 1992 chưa quy định rõ cơ quan nào thực hiện quyền tư pháp.
(HBĐT) - Ngày 1/3, Văn phòng Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong toàn thể cán bộ, công chức đơn vị.
(HBĐT) - Ngày 1/3, Mặt trận Tổ quốc huyện Lạc Sơn đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi, Hiến pháp năm 1992.
(HBĐT) - Ngày 1/3, tại UBND huyện Kim Bôi, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức khảo sát việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tham gia đoàn có các đồng chí: Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Bạch Thị Hương Thuỷ, chuyên viên VKSND tỉnh, lãnh đạo UBMTTQ VN tỉnh, Sở Tư pháp và các tổ chức CT-XH trên địa bàn.
(HBĐT) - Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam được Hiến pháp năm 1980, 1992 ghi nhận là một đảng chính trị lãnh đạo Nhà nước và xã hội như một tất yếu lịch sử. Từ khi thành lập đến nay, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa dân tộc ta từ thân phận làm nô lệ lên làm chủ nước nhà, đất nước ta từ nghèo nàn lạc hậu trở thành quốc gia phát triển trong cộng đồng thế giới.