Đinh Công Cảnh, Viện trưởng Viện KSND tỉnh.

Đinh Công Cảnh, Viện trưởng Viện KSND tỉnh.

(HBĐT) - Tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được ngành Kiểm sát tỉnh xác định đây là đợt sinh hoạt chính trị lớn, việc đóng góp ý kiến vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ, vừa là quyền của mỗi cán bộ, công chức. Mỗi cán bộ, kiểm sát viên phải phát huy trí tuệ, tâm huyết, kinh nghiệm thực tiễn của mình qua quá trình công tác để đóng góp những ý kiến thật sự có ý nghĩa cho những nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhất là những nội dung liên quan đến phạm vi hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân (KSND).

 

Ngành xác định việc lấy ý kiến sẽ chú ý đến tất cả các chương, điều, kỹ thuật trình bày các quy định của Hiến pháp. Trong đó, tập trung góp ý sâu vào các nội dung liên quan trực tiếp đến vai trò, vị trí, trách nhiệm, quyền hạn của Viện KSND. Qua thảo luận, ngành Kiểm sát tỉnh đề xuất một số ý kiến cụ thể như sau:

 

- Cần xác định rõ hơn về vị trí của Viện KSND trong bộ máy Nhà nước:

Các cơ quan nhà nước quy định trong Dự thảo sửa đổi Hiếp pháp năm 1992 đều được xác định rõ, ví dụ: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, hay TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam... Riêng đối với Viện KSND tại Điều 112 mới chỉ quy định chức năng, nhiệm vụ của hệ thống Viện KSND mà chưa khẳng định rõ vị trí. Do vậy, tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung  Khoản 1, Điều 112 theo hướng quy định rõ: “Viện KSND Tối cao, Viện KSND các cấp, các Viện Kiểm sát Quân sự  và các Viện Kiểm sát khác do luật định là những cơ quan tư pháp độc lập trong bộ máy Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

 

- Đề nghị Quốc hội giao lại chức năng kiểm sát chung cho ngành Kiểm sát:

Qua tổng kết thực tiễn cho thấy 42 năm thực hiện công tác kiểm sát chung, Viện KSND đã góp phần quan trọng vào việc củng cố trật tự pháp luật trong các lĩnh vực hành chính, KT-XH, góp phần bảo vệ pháp chế XHCN. Từ năm 2002, Viện Kiểm sát không thực hiện chức năng kiểm sát chung, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội được giao cho các cơ quan Nhà nước khác thực hiện. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện cho thấy: “Vẫn còn xảy ra tình trạng văn bản quy định chi tiết trái Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh hoặc Luật đã sửa đổi, bổ sung nhưng việc kiểm tra, xử lý chưa làm được nhiều, còn biểu hiện sự né tránh, nể nang, ngại va chạm; quy định của pháp luật về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ” (Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 55/2005/QH11 của ủy ban Pháp luật (Quốc hội) ngày 15/10/2009). Tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, Quốc hội đã nêu rõ: Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội thực hiện việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan còn nhiều hạn chế, mới chủ yếu tập trung giám sát tiến độ ban hành và số lượng ban hành, chứ chưa đi sâu vào nội dung cụ thể của từng văn bản. Trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính chưa bảo đảm tính khách quan của quá trình xử lý. Thậm chí, có trường hợp, cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định xử phạt không đúng pháp luật, bỏ lọt tội phạm, gây thiệt hại cho Nhà nước mà không có ai đứng ra khiếu nại hoặc tố cáo để xử lý. Việc sửa đổi Hiếp pháp lần này cần xem xét, giao lại cho Viện Kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và việc xử lý hành chính, vì đây là các lĩnh vực liên quan chặt chẽ đến việc bảo đảm pháp chế thống nhất.

 

- Đề nghị tách Chương 8 quy định về TAND và Viện KSND thành hai chương riêng. Bởi hai cơ quan này có những đặc thù riêng với những chức năng khác nhau. Trong đó, quy định các vấn đề cơ bản sau: Quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ; quy định về tổ chức hệ thống; quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động; quy định chế độ bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm kỳ, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên...

 

- Đề nghị bổ sung thêm một điều quy định về việc các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định, kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát. Thực tế có những quyết định, kháng nghị, kiến nghị của Viện Kiểm sát đã không được các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân thực hiện nghiêm túc, nhưng Viện kiểm sát lại không xử lý được do Luật không quy định chế tài cụ thể.

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
HĐND thành phố tổ chức kỳ họp thứ 5 (chuyên đề) để lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Quang cảnh hội nghị.

Hiến pháp quy định rõ chế độ sở hữu tài nguyên, khoáng sản

(HBĐT) - Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này, tôi quan tâm đến một số nội dung về chế độ sở hữu tài nguyên, khoáng sản: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 quy định về tài nguyên, khoáng sản rõ ràng hơn tại điều 57, theo đó tài nguyên, khoáng sản đã được xác định là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã có nhiều điểm mới, phù hợp với thực tế xã hội và nguyện vọng của người dân

(HBĐT) - Hiến pháp năm 1992 được xây dựng trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 đề ra và trên cơ sở thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991.

Nhiệm vụ của TAND là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

(HBĐT) - Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên, Hiến pháp 1992 chưa quy định rõ cơ quan nào thực hiện quyền tư pháp.

Văn phòng Tỉnh ủy: tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(HBĐT) - Ngày 1/3, Văn phòng Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong toàn thể cán bộ, công chức đơn vị.

Mặt trận Tổ quốc huyện Lạc Sơn, Hội LHPN huyện Cao Phong tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi, Hiến pháp năm 1992

(HBĐT) - Ngày 1/3, Mặt trận Tổ quốc huyện Lạc Sơn đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi, Hiến pháp năm 1992.

Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 1/3, tại UBND huyện Kim Bôi, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức khảo sát việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tham gia đoàn có các đồng chí: Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Bạch Thị Hương Thuỷ, chuyên viên VKSND tỉnh, lãnh đạo UBMTTQ VN tỉnh, Sở Tư pháp và các tổ chức CT-XH trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục