Hoàng Kim Bảng, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật - LĐLĐ tỉnh.
(HBĐT) - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định vai trò của tổ chức công đoàn Việt Nam. Tại Điều 10 nêu rõ: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý KT-XH; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Tôi đồng thuận cao với nội dung trên. Tuy nhiên có một góp ý nhỏ: Nên bỏ cụm từ “được thành lập tự nguyện” vì “tự nguyện” chỉ dành cho cá nhân người lao động tự nguyện tham gia hoặc không tham gia vào tổ chức Công đoàn. Còn Công đoàn Việt Nam là một tổ chức thống nhất đã tồn tại hệ thống từ cấp cơ sở đến cấp Trung ương, là tổ chức nhất thiết phải có để đại diện cho người lao động, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định.
Ngoài ra, qua nghiên cứu nội dung bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tôi cho rằng khoản 1, Điều 61: “Tổ chức, cá nhân được khuyến khích, tạo điều kiện để tạo việc làm, có thu nhập thỏa đáng cho người lao động nên viết lại là: “Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân, tạo điều kiện để tạo việc làm, có thu nhập cho người lao động”.
(HBĐT) - Ngày 6/3, Cơ quan Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị quán triệt, học tập Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XI) và lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
(HBĐT) - Ngày 8/3, Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến cán bộ, công chức về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tham gia hội nghị có 41 CBCC trong cơ quan.
(HBĐT) - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có nhiều đổi mới khá toàn diện, kế thừa những giá trị khoa học về nội dung và kỹ thuật lập hiến trong các bản trước đây, đồng thời thể chế hóa kịp thời Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
(HBĐT) - Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có tới 4 điều liên quan đến vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của Hội LHPN Việt Nam; 9 điều liên quan đến phụ nữ, trẻ em, gia đình và bình đẳng giới. Với vai trò là lãnh đạo Hội cơ sở, tôi đặc biệt quan tâm tới các nội dung này.
(HBĐT) - Thực hiện công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, huyện Lạc Sơn đã xây dựng kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sửa đổi Hiến pháp cho toàn thể nhân dân biết và tham gia.
Ngày 6-3, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã có văn bản gửi: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Tổng LÐLÐ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Trung ương Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh; Văn phòng Trung ương Ðảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ; Tỉnh ủy, Thành ủy, HÐND, UBND, Ðoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về việc tiếp tục triển khai Nghị quyết của Quốc hội lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Toàn văn như sau: