Luật sư  Đan Tiếp Phúc, Tổng thư ký Liên hiệp các hội KH-KT tỉnh.

Luật sư Đan Tiếp Phúc, Tổng thư ký Liên hiệp các hội KH-KT tỉnh.

(HBĐT) - Bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân đã đề cập nhiều vấn đề mới, tiến bộ so với bản Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiện, quy định của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong lĩnh vực GD-ĐT, KH-CN chưa khẳng định chủ thể của việc phát triển GD-ĐT, KH-CN là trách nhiệm của ai? Cụ thể, tại Điều 65 ghi: “Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”.

 

Quy định như vậy sẽ không hiểu là hàng đầu của ai, của Nhà nước, của Chính phủ, của nhân dân, đoàn thể xã hội hay của các tổ chức xã hội dân sự?  Do đó, theo tôi cần phải xác định rõ nhiệm vụ hàng đầu là của Nhà nước. Đây là một trong các quyền tối thượng của Nhà nước và chỉ có Nhà nước mới có đủ điều kiện và sức mạnh để phát triển GD-ĐT, KH-CN phát triển toàn diện, đúng hướng, tiến kịp với sự phát triển của thế giới. Vì vậy, tôi đề nghị cần ghi rõ Điều 65: “Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu của Nhà nước”. Đồng thời dẫn chiếu xuống các Điều 66, Điều 67 trong Dự thảo quy định về các nhiệm vụ GD-ĐT, KH-CN đều do Nhà nước chịu trách nhiệm là rất phù hợp.

 

Xét về mặt khoa học pháp lý, Điều 123 Dự thảo ghi: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất”. Tôi đề nghị không nên dùng từ “luật cơ bản” mà nên dùng từ “luật gốc”: “Hiến pháp là luật gốc của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất”. Chữ “gốc” hàm chứa cội nguồn, là chính, là cao nhất, mọi việc đều bắt nguồn từ gốc rễ cội nguồn mà ra, cho nên không thể trái với nguồn cội. Nếu dùng chữ “cơ bản” không thể hiện được tính thống lĩnh cao nhất địa vị pháp lý của Hiến pháp. Tất cả các bộ luật dưới Hiến pháp không được trái với Hiến pháp nhưng đồng thời nó cũng là các Bộ luật, Luật, có tính pháp lý cơ bản nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam. Ví dụ: bộ luật Dân sự (đứng sau Hiến pháp), Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự... Nếu luật nào cũng là luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam mà Hiếp pháp cũng là luật cơ bản thì không phân biệt tính độc tôn địa vị pháp lý của Hiến pháp.

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Quang cảnh hội nghị.
Bùi Hải Quang, Giám đốc Sở KH-ĐT.
Bùi Thị Ngợi 
Chủ tịch Hội LHPN Lạc Sơn

Hoàn thành việc lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong các cơ quan, đơn vị

(HBĐT) - Thực hiện công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, huyện Lạc Sơn đã xây dựng kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sửa đổi Hiến pháp cho toàn thể nhân dân biết và tham gia.

Tiếp tục triển khai Nghị quyết của Quốc hội lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Ngày 6-3, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã có văn bản gửi: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Tổng LÐLÐ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Trung ương Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh; Văn phòng Trung ương Ðảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ; Tỉnh ủy, Thành ủy, HÐND, UBND, Ðoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về việc tiếp tục triển khai Nghị quyết của Quốc hội lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Toàn văn như sau:

Triển khai nghiêm túc việc góp ý Dự thảo Hiến pháp 

(HBĐT) - Ngày 6/3, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố trong cả nước về công tác lấy ý kiến nhân dân tham gia vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng BCĐ của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 chủ trì hội nghị.

Quy định rõ hơn vị trí, vai trò, chức năng của cơ quan kiểm sát trong Hiến pháp

(HBĐT) - Tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được ngành Kiểm sát tỉnh xác định đây là đợt sinh hoạt chính trị lớn, việc đóng góp ý kiến vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ, vừa là quyền của mỗi cán bộ, công chức. Mỗi cán bộ, kiểm sát viên phải phát huy trí tuệ, tâm huyết, kinh nghiệm thực tiễn của mình qua quá trình công tác để đóng góp những ý kiến thật sự có ý nghĩa cho những nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhất là những nội dung liên quan đến phạm vi hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân (KSND).

HĐND huyện Yên Thủy tham gia 55 ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(HBĐT) - Đó là một trong số những ý kiến được các đại biểu HĐND huyện Yên Thuỷ đưa ra trong kỳ họp chuyên đề lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vừa qua. Tại kỳ họp, các đại biểu đã tham gia 55 ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Tăng cường vai trò quản lý, cấp phép của Nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo

(HBĐT) - Ban thường trực MTTQ huyện Kỳ Sơn vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của các tổ chức thành viên Mặt trận đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đại diện tất cả các tổ chức thành viên đều nhất trí với Điều 4 của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về các vấn đề liên quan đến Đảng cộng sản Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục