Bùi Hải Quang, Giám đốc Sở KH-ĐT.
(HBĐT) - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có nhiều đổi mới khá toàn diện, kế thừa những giá trị khoa học về nội dung và kỹ thuật lập hiến trong các bản trước đây, đồng thời thể chế hóa kịp thời Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
Bên cạnh đó, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có sự kế thừa những thành tựu, kinh nghiệm xây dựng Hiến pháp của các nước trên thế giới, làm rõ mối quan hệ giữa Hiến pháp với các cam kết và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tiếp tục đề cập tới nội dung xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khẳng định và làm rõ vai trò “định hướng xã hội chủ nghĩa” đối với nền kinh tế: “Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật” (Điều 54). Điều 55 nêu rõ nguyên tắc quản lý kinh tế của Nhà nước “1. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, bảo đảm cho nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường; thực hiện sự phân công, phân cấp quản lý nhà nước giữa các ngành, cấp, thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm phát triển hợp lý, hài hòa giữa các vùng, địa phương và tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân. 2. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các hình thức hợp tác kinh tế với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và cùng có lợi, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế”. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã nêu rõ việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển nền kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường; khẳng định vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế thông qua các chính sách cụ thể chứ không can thiệp sâu vào nền kinh tế...
Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ đáp ứng được các yêu cầu đặt ra là: Thứ nhất, tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn những nội dung cơ bản có tính bản chất của chế độ ta đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 về phát huy dân chủ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Thứ hai, thể chế hóa kịp thời những quan điểm, chủ trương lớn được nêu trong Cương lĩnh và các văn kiện khác của Đảng. Thứ ba, hoàn thiện kỹ thuật lập hiến, bảo đảm để Hiến pháp thực sự là đạo luật cơ bản, có tính ổn định, lâu dài; tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước thời kỳ mới.
(HBĐT) - Tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được ngành Kiểm sát tỉnh xác định đây là đợt sinh hoạt chính trị lớn, việc đóng góp ý kiến vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ, vừa là quyền của mỗi cán bộ, công chức. Mỗi cán bộ, kiểm sát viên phải phát huy trí tuệ, tâm huyết, kinh nghiệm thực tiễn của mình qua quá trình công tác để đóng góp những ý kiến thật sự có ý nghĩa cho những nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhất là những nội dung liên quan đến phạm vi hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân (KSND).
(HBĐT) - Đó là một trong số những ý kiến được các đại biểu HĐND huyện Yên Thuỷ đưa ra trong kỳ họp chuyên đề lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vừa qua. Tại kỳ họp, các đại biểu đã tham gia 55 ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
(HBĐT) - Ban thường trực MTTQ huyện Kỳ Sơn vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của các tổ chức thành viên Mặt trận đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đại diện tất cả các tổ chức thành viên đều nhất trí với Điều 4 của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về các vấn đề liên quan đến Đảng cộng sản Việt Nam.
(HBĐT) - Ngày 5/3, HĐND thành phố Hòa Bình khoá XIX tổ chức kỳ họp thứ 5 (chuyên đề) về việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
(HBĐT) - Vừa qua, cơ quan Hội LHPN tỉnh đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, công chức cơ quan vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
(HBĐT) - Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này, tôi quan tâm đến một số nội dung về chế độ sở hữu tài nguyên, khoáng sản: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 quy định về tài nguyên, khoáng sản rõ ràng hơn tại điều 57, theo đó tài nguyên, khoáng sản đã được xác định là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật.