(HBĐT) - Thực hiện công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, huyện Lạc Sơn đã xây dựng kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sửa đổi Hiến pháp cho toàn thể nhân dân biết và tham gia.

 

Tính đến ngày 6/3, 65/65 cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn trên địa bàn triển khai và tổ chức xong Hội nghị lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp với 1.372 lượt người tham gia. Qua đó, đã có 350 ý kiến tham gia góp ý. Các ý kiến tham gia góp ý chủ yếu tập trung vào việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay; Luật Đất đai (sửa đổi), quyền con người. Trước đó, HĐND huyện đã tổ chức Kỳ họp (chuyên đề) triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với 103 đại biểu tham gia nhằm quán triệt tinh thần việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi hiến pháp của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện. Việc tổ chức triển khai lấy ý kiến nhân dân đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã được tổ chức thực hiện theo đúng nội dung, yêu cầu, phạm vi và tiến độ đề ra.

 

 

                                                                                 Mạnh Hùng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác lấy ý kiến tham gia Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại điểm cầu Hòa Bình.
Đinh Công Cảnh, Viện trưởng Viện KSND tỉnh.
Không có hình ảnh

Tăng cường vai trò quản lý, cấp phép của Nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo

(HBĐT) - Ban thường trực MTTQ huyện Kỳ Sơn vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của các tổ chức thành viên Mặt trận đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đại diện tất cả các tổ chức thành viên đều nhất trí với Điều 4 của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về các vấn đề liên quan đến Đảng cộng sản Việt Nam.

HĐND TP Hoà Bình, huyện Kỳ Sơn tổ chức góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(HBĐT) - Ngày 5/3, HĐND thành phố Hòa Bình khoá XIX tổ chức kỳ họp thứ 5 (chuyên đề) về việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Hội LHPN tỉnh tham gia đống góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(HBĐT) - Vừa qua, cơ quan Hội LHPN tỉnh đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, công chức cơ quan vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Hiến pháp quy định rõ chế độ sở hữu tài nguyên, khoáng sản

(HBĐT) - Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này, tôi quan tâm đến một số nội dung về chế độ sở hữu tài nguyên, khoáng sản: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 quy định về tài nguyên, khoáng sản rõ ràng hơn tại điều 57, theo đó tài nguyên, khoáng sản đã được xác định là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã có nhiều điểm mới, phù hợp với thực tế xã hội và nguyện vọng của người dân

(HBĐT) - Hiến pháp năm 1992 được xây dựng trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 đề ra và trên cơ sở thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991.

Nhiệm vụ của TAND là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

(HBĐT) - Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên, Hiến pháp 1992 chưa quy định rõ cơ quan nào thực hiện quyền tư pháp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục