Bùi Thị Ngợi Chủ tịch Hội LHPN Lạc Sơn
(HBĐT) - Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có tới 4 điều liên quan đến vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của Hội LHPN Việt Nam; 9 điều liên quan đến phụ nữ, trẻ em, gia đình và bình đẳng giới. Với vai trò là lãnh đạo Hội cơ sở, tôi đặc biệt quan tâm tới các nội dung này.
Cụ thể như: ở Điều 21 của Dự thảo nếu chỉ dừng lại ở nội dung “Mọi người có quyền sống” thì e rằng chưa đủ. Mọi người cần có nhiều quyền khác như: quyền được học, quyền được mưu cầu hạnh phúc... Bởi theo tôi, quyền sống và quyền con người luôn phải đi kèm, bổ trợ cho nhau. Bên cạnh đó, các điều, khoản có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em như: Điều 39 về vấn đề kết hôn và ly hôn của nam và nữ. Theo tôi, Hiến pháp nên bổ sung quyền ly hôn đơn phương cho phụ nữ. Bởi thực tế hiện nay, nhiều phụ nữ bị bạo lực về tinh thần, muốn ly hôn để được giải thoát nhưng sẽ không được giải quyết vì người chồng không muốn ly hôn và người phụ nữ tiếp tục phải sống trong cảnh đó. Tôi cũng đặc biệt quan tâm tới Khoản 2, Điều 39 có nội dung: “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi người mẹ và trẻ em”. Tôi nghĩ rằng nên chỉnh: “Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo đảm cơ hội bình đẳng và hỗ trợ các điều kiện theo đặc thù giới tính để phụ nữ thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân và thiên chức người mẹ; các thành viên trong gia đình phải chia sẻ công việc và bảo đảm phụ nữ làm mẹ được an toàn. Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em, nhất là trẻ em gái phát triển toàn diện, bảo đảm thực hiện vai trò người mẹ trong tương lai”.
(HBĐT) - Đó là một trong số những ý kiến được các đại biểu HĐND huyện Yên Thuỷ đưa ra trong kỳ họp chuyên đề lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vừa qua. Tại kỳ họp, các đại biểu đã tham gia 55 ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
(HBĐT) - Ban thường trực MTTQ huyện Kỳ Sơn vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của các tổ chức thành viên Mặt trận đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đại diện tất cả các tổ chức thành viên đều nhất trí với Điều 4 của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về các vấn đề liên quan đến Đảng cộng sản Việt Nam.
(HBĐT) - Ngày 5/3, HĐND thành phố Hòa Bình khoá XIX tổ chức kỳ họp thứ 5 (chuyên đề) về việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
(HBĐT) - Vừa qua, cơ quan Hội LHPN tỉnh đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, công chức cơ quan vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
(HBĐT) - Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này, tôi quan tâm đến một số nội dung về chế độ sở hữu tài nguyên, khoáng sản: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 quy định về tài nguyên, khoáng sản rõ ràng hơn tại điều 57, theo đó tài nguyên, khoáng sản đã được xác định là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật.
(HBĐT) - Hiến pháp năm 1992 được xây dựng trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 đề ra và trên cơ sở thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991.