(HBĐT) - Tiếp tục khẳng định và thể hiện rõ hơn tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, kiên trì thực hiện chính sách bình đẳng phát triển toàn diện các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tại điều 5, Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi bổ sung và được thiết kế thành 4 khoản:
Điều 5 (sửa đổi, bổ sung điều 5)
1. Nước Cộng hoà XHCN Việt
2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình.
4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, hoà nhập vào sự phát triển chung của đất nước.
Bản Dự thảo sửa đổi điều 5, Hiến pháp 1992 thể hiện như vậy không chỉ tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tôn trọng và không phân biệt giữa các dân tộc mà còn làm rõ thêm mọi người dân Việt Nam không phân biệt thành phần dân tộc đều phải có nghĩa vụ thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Các dân tộc thiểu số phải nêu cao tinh thần tự lực, tự cường cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước để vươn lên hoà nhập sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng thực tế hiện nay là đời sống chính trị kinh tế, văn hoá - xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào thiểu số miền núi, vùng sâu, xa còn gặp nhiều khó khăn, sự hưởng thụ thành quả đất nước phát triển do cách mạng đem lại giữa đồng bào thiểu số với đồng bào đa số, giữa miền núi, hải đảo, vùng sâu, xa với đồng bằng miền xuôi còn nhiều chênh lệch, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất, không gian sinh tồn bị thu hẹp nên đời sống khó khăn hơn xưa, nhiều giá trị văn hoá truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số ngày càng mai một... Theo tôi, bản Hiến pháp lần này cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung một số vấn đề:
Một là cần làm rõ hơn cơ hội, điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện quyền bình đẳng của mình trong cộng đồng các dân tộc Việt
Hai là, cần bổ sung quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc xóa bỏ các rào cản (về kinh tế, văn hoá, xã hội) để đồng bào các dân tộc thiểu số được tiếp cận với chính sách phát triển của Nhà nước vươn lên hoà nhập sự phát triển chung của đất nước.
Ba là, cần rà soát, bổ sung một số chính sách đặc thù đối với dân tộc thiểu số ở một số điều quy định về chế độ kinh tế, văn hoá, GD-ĐT, an sinh xã hội... Đây là căn cứ quan trọng trong việc xây dựng pháp luật và các chính sách phát triển đối với các dân tộc thiểu số Việt
Nguyễn Tiến Sinh
(Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh )
(HBĐT) - Vừa qua, Sở LĐ – TBXH đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến cán bộ, công chức về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
(HBĐT) - Bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân đã đề cập nhiều vấn đề mới, tiến bộ so với bản Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiện, quy định của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong lĩnh vực GD-ĐT, KH-CN chưa khẳng định chủ thể của việc phát triển GD-ĐT, KH-CN là trách nhiệm của ai? Cụ thể, tại Điều 65 ghi: “Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”.
(HBĐT) - Ngày 6/3, Cơ quan Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị quán triệt, học tập Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XI) và lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
(HBĐT) - Ngày 8/3, Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến cán bộ, công chức về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tham gia hội nghị có 41 CBCC trong cơ quan.
(HBĐT) - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có nhiều đổi mới khá toàn diện, kế thừa những giá trị khoa học về nội dung và kỹ thuật lập hiến trong các bản trước đây, đồng thời thể chế hóa kịp thời Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
(HBĐT) - Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có tới 4 điều liên quan đến vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của Hội LHPN Việt Nam; 9 điều liên quan đến phụ nữ, trẻ em, gia đình và bình đẳng giới. Với vai trò là lãnh đạo Hội cơ sở, tôi đặc biệt quan tâm tới các nội dung này.