Bác sĩ, Trần quang khánh (Giám đốc Sở Y tế)

Bác sĩ, Trần quang khánh (Giám đốc Sở Y tế)

(HBĐT) - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã xác lập được cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan quan trọng; chế độ chính trị, quyền con người, đường lối kinh tế, xã hội, y tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường cùng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc...

 

Tuy nhiên, trong Điều 21 có ghi “Mọi người có quyền sống”. Theo tôi, cần bổ sung thêm: quyền được mưu cầu hạnh phúc, quyền được tồn tại, quyền được phát triển, quyền được góp ý kiến.

 

Trong Điều 41 có ghi “Công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe; bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh”. Điều này đã khẳng định mỗi người dân được bình đẳng trong việc cung cấp các dịch vụ, không phân biệt đối tượng, địa vị xã hội, tạo sự công bằng, bình đẳng trong chăm sóc y tế. Song trong Điểm 2, Điều 41 cần bổ sung thêm từ “nguy hiểm” sau từ “đe dọa” trong câu: “nghiêm cấm các hành vi đe dọa đến cuộc sống và sức khỏe người khác và cộng đồng” cho rõ nghĩa hơn.

 

Trong Điều 62 có ghi “Nhà nước ban hành chính sách đầu tư, phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân; huy động các nguồn lực để xây dựng nền y tế hiện đại, công bằng, hiệu quả; phát triển nền y học Việt Nam theo hướng kết hợp đông y và tây y, phòng bệnh và chữa bệnh; thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân và tạo điều kiện để mọi người dân được chăm sóc sức khỏe, ưu tiên thực hiện chương rình chăm sóc sức khỏe cho đồng bào miền núi, hải đảo, dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn khác”. Trong điều này cũng cần phân tích và thống nhất dùng từ “đông y” hay “y học cổ truyền dân tộc”. Bởi vì hiện nay, các văn bản quy định của Nhà nước chưa được thống nhất; các bệnh viện tuyến tỉnh vẫn có tên là Bệnh viên y học cổ truyền. Mặt khác, có thể bỏ từ “khác” trong câu “các vùng đặc biệt khó khăn khác”, vì câu này đã ban hành những vùng cần được ưu tiên đặc biệt.

                                     

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hoàng Kim Bảng, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật - LĐLĐ tỉnh.
Không có hình ảnh

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp thể hiện nguyện vọng của nhân dân

(HBĐT) - Qua nghiên cứu Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tôi thấy Dự thảo đã thể hiện được nguyện vọng của nhân dân. nhân dân đã được nói lên chính kiến của mình vào Dự thảo, để khi Hiến pháp mới được ban hành sẽ là bản Hiến pháp thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân, đại diện cho nhân dân và do nhân dân xây dựng.

Sở LĐ – TBXH tham gia góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(HBĐT) - Vừa qua, Sở LĐ – TBXH đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến cán bộ, công chức về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Khẳng định trách nhiệm chủ thể của phát triển GD-ĐT, KH-CN

(HBĐT) - Bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân đã đề cập nhiều vấn đề mới, tiến bộ so với bản Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiện, quy định của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong lĩnh vực GD-ĐT, KH-CN chưa khẳng định chủ thể của việc phát triển GD-ĐT, KH-CN là trách nhiệm của ai? Cụ thể, tại Điều 65 ghi: “Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”.

Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy quán triệt NQ T.Ư 6 (khóa XI) và đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(HBĐT) - Ngày 6/3, Cơ quan Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị quán triệt, học tập Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XI) và lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(HBĐT) - Ngày 8/3, Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến cán bộ, công chức về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tham gia hội nghị có 41 CBCC trong cơ quan.

Tiếp tục khẳng định và làm rõ vai trò định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế

(HBĐT) - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có nhiều đổi mới khá toàn diện, kế thừa những giá trị khoa học về nội dung và kỹ thuật lập hiến trong các bản trước đây, đồng thời thể chế hóa kịp thời Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục