Ngày 9-12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ sáu thông qua ngày 28-11-2013. Tham dự buổi họp báo có đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.

 

Mở đầu buổi họp báo, Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chủ tịch nước Giang Sơn thừa ủy quyền của Chủ tịch nước công bố Lệnh số 18/2013/L-CTN ngày 8-12-2013 của Chủ tịch nước về việc công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Lệnh số 19/2013/L-CTN ngày 8-12-2013 của Chủ tịch nước về việc công bố Nghị quyết của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ sáu đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, chắt lọc, tiếp thu nhiều ý kiến xác đáng của nhân dân, của các vị đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra. Hiến pháp đã kết tinh được trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân, thể hiện được ý Ðảng, lòng dân và sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có 11 chương, 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992), là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới. So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH; quy định rõ ràng, đúng đắn và đầy đủ về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, về hiệu lực và quy trình sửa đổi Hiến pháp.
Các quy định trong Hiến pháp đã thể hiện rõ hơn bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ, Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Hiến pháp tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội, trách nhiệm của Ðảng trước Nhân dân; khẳng định sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khác trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiến pháp thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; tiếp tục bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Hiến pháp tiếp tục khẳng định yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam.
Ðể có căn cứ pháp lý cho việc triển khai thi hành Hiến pháp, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp, trong đó quy định rõ thời điểm Hiến pháp có hiệu lực từ ngày 1-1-2014. Nghị quyết cũng quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc tổ chức thi hành Hiến pháp, trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp nhằm bảo đảm Hiến pháp được tuân thủ và chấp hành nghiêm trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tại buổi họp báo, đại diện Văn phòng Chủ tịch nước và các cơ quan liên quan đã trả lời nhiều câu hỏi của các cơ quan báo chí liên quan đến những nội dung cụ thể của bản Hiến pháp.

 

                                                                       Theo Báo ND

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Bác sĩ, Trần quang khánh (Giám đốc Sở Y tế)
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của tổ chức Công đoàn

(HBĐT) - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định vai trò của tổ chức công đoàn Việt Nam. Tại Điều 10 nêu rõ: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý KT-XH; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Kim Bôi: Hơn 3.000 ý kiến tham gia vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(HBĐT) - Vừa qua, UBND, HĐND huyện đã tổ chức hội nghị tổng hợp kết quả công tác tôt chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp thể hiện nguyện vọng của nhân dân

(HBĐT) - Qua nghiên cứu Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tôi thấy Dự thảo đã thể hiện được nguyện vọng của nhân dân. nhân dân đã được nói lên chính kiến của mình vào Dự thảo, để khi Hiến pháp mới được ban hành sẽ là bản Hiến pháp thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân, đại diện cho nhân dân và do nhân dân xây dựng.

Sở LĐ – TBXH tham gia góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(HBĐT) - Vừa qua, Sở LĐ – TBXH đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến cán bộ, công chức về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Khẳng định trách nhiệm chủ thể của phát triển GD-ĐT, KH-CN

(HBĐT) - Bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân đã đề cập nhiều vấn đề mới, tiến bộ so với bản Hiến pháp năm 1992. Tuy nhiện, quy định của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong lĩnh vực GD-ĐT, KH-CN chưa khẳng định chủ thể của việc phát triển GD-ĐT, KH-CN là trách nhiệm của ai? Cụ thể, tại Điều 65 ghi: “Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”.

Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy quán triệt NQ T.Ư 6 (khóa XI) và đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(HBĐT) - Ngày 6/3, Cơ quan Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị quán triệt, học tập Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XI) và lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục