Về ủy ban Thường vụ Quốc hội: Hiến pháp làm rõ hơn thẩm quyền của UBTVQH với tư cách là cơ quan thường trực của QH (Điều 73); chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của QH (khoản 5, Điều 74). Bổ sung thẩm quyền của UBTVQH quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư (khoản 8, Điều 74). Việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính là vấn đề quan trọng không chỉ liên quan đến vấn đề tổ chức bộ máy, nhân lực, tài chính, đặc biệt là phải bảo đảm thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương. Do đó, vấn đề này phải được QH - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân quyết định. Do hoạt đặc thù QH nước ta hoạt động không thường xuyên, khối lượng công việc trong các kỳ họp là khá lớn nên Hiến pháp giao thẩm quyền này cho UBTVQH - cơ quan thường trực, hoạt động thường xuyên của QH là hợp lý; bổ sung thẩm quyền đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, Phó Chủ tịch QH, UVUBTVQH, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm UB của QH, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước (khoản 6, Điều 74); bổ sung thẩm quyền phê chuẩn để nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (khoản 12, Điều 74). Bởi vì, vị trí đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ta ở nước ngoài nên việc quy định UBTVQH phê chuẩn để Chủ tịch nước bổ nhiệm, cử, triệu hồi đại sứ là cần thiết. Quy định này cũng là sự kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 1980 và cũng phù hợp với thông lệ quốc tế.

Về Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội: xuất phát từ tính chất hoạt động của QH  và các cơ quan của QH cũng như yêu cầu của công tác cán bộ của nước ta, Hiến pháp quy định theo hướng QH bầu Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm ủy ban; còn Phó Chủ tịch Hội đồng và ủy viên Hội đồng, Phó Chủ nhiệm UB và ủy viên UB do UBTVQH phê chuẩn (Điều 75, 76). Đồng thời, Hiến pháp quy định rõ hơn về quyền yêu cầu cung cấp thông tin và bổ sung quyền yêu cầu giải trình của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của QH (Điều 77).

 

Về đại biểu Quốc hội: Hiến pháp tiếp tục quy định  vai trò, vị trí của đại biểu QH là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước; đồng thời, khẳng định đại biểu QH có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đại biểu và bổ sung quy định đại biểu QH có quyền tham gia làm thành viên của Hội đồng Dân tộc hoặc ủy ban của QH.

 

 

(Còn nữa)

 

 

                                                                          PBĐ-TL (TH)

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Phòng VH-TT huyện Lạc Sơn xây dựng hệ thống panô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu phục vụ công tác tuyên truyền Hiến pháp tại thị trấn Vụ Bản.
Không có hình ảnh

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước) 

(HBĐT) - Về văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường: Hiến pháp cơ bản kế thừa những nội dung về từng lĩnh vực này trong Hiến pháp năm 1992 nhưng được thể hiện một cách tổng quát, mang tính nguyên tắc, những vấn đề và chính sách cụ thể sẽ do luật định (các Điều 57, 58,59, 60, 61,62, 63), cụ thể như sau:

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt nam (Tiếp theo kỳ trước) 

(HBĐT) - Về kinh tế: đối với các hình thức sở hữu, Hiến pháp ghi nhận và tôn trọng đa dạng hình thức sở hữu, bảo hộ quyền sở hữu tư nhân cả về tư liệu sản xuất, các quyền tài sản và sở hữu trí tuệ. Thừa kế và phát triển quy định về sở hữu toàn dân trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp tiếp tục khẳng định đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý (Điều 53).

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước) 

(HBĐT) - Về KT-XH, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (Chương III): Chương III của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở gộp Chương II -Chế độ kinh tế và Chương III - Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ của Hiến pháp năm 1992 nhằm thể hiện sự gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước) 

(HBĐT) - Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương II): Tiếp tục làm rõ nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước)

(HBĐT) - Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương II): Chương II của Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và bố cục lại Chương V của Hiến pháp năm 1992 (Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) thành Chương: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và đặt trang trọng sau Chương I - Chế độ chính trị. Đồng thời chuyển các quy định liên quan đến quyền con người, quyền công dân tại các Chương khác của Hiến pháp năm 1992 về Chương này. Sự thay đổi về tên gọi và bố cục này nhằm khẳng định giá trị, vai trò quan trọng của quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp, thể hiện nhất quán đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Những điểm mới về nội dung của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Tiếp theo kỳ trước)

(HBĐT) - Về chế độ chính trị (Chương I): Hiến pháp tiếp tục khẳng định: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. Nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước” (Điều 5). Đây cũng là điểm mới quan trọng so với Hiến pháp năm 1992.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục