Qua phần mô tả Lenin trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Anh, chúng ta phần nào thấy được trí tuệ và bản lĩnh của Lenin, người thầy của cách mạng vô sản.

LTS:  Vào dịp kỷ niệm 175 năm ngày xuất bản số đầu tiên của mình, tờ báo Anh nổi tiếng Guardian đã cho tái bản số báo của họ vào ngày 21/10/1919, trong đó có bài báo của phóng viên thường trú W. T. Goode về cuộc phỏng vấn với lãnh tụ Nga V. I. Lenin. Bài báo thể hiện góc nhìn và cảm nhận của một nhà báo phương Tây trong lần gặp gỡ với người đứng đầu nước Cộng hòa Xô viết mới ra đời. Nhân kỷ niệm 99 năm ngày Cách mạng tháng Mười Nga, VOV.VN xin trân trọng giới thiệu với độc giả bản dịch bài báo này (tít phụ do Báo điện tử VOV đặt):

Cơ hội gặp yếu nhân nước Nga “Đỏ”

Cuộc phỏng vấn với Lenin luôn khó thu xếp, không phải vì ông ấy khó tiếp cận - trên thực tế ông thường đi lại ít sự đề phòng như bản thân tôi. Lý do chính là thời gian của ông rất quý báu - ông thường xuyên làm việc, hơn tất thảy các dân ủy khác. Nhưng cuối cùng tôi cũng được xin được một khoảng thời gian rảnh rỗi của ông và tôi đi xe ngựa từ nơi tôi ở xuyên qua thành phố tới phía trước một trong các cánh cổng của điện Kremlin.

 

 

Chân dung V. I. Lenin - lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới. Ảnh: narod.ru.

Tôi đã dự phòng từ đầu, chuẩn bị sẵn một chiếc thẻ giúp tôi tự do đi lại mà không lo ngại bị các quan chức hay cảnh sát hỏi thăm. Nhờ đó tôi được phép tới khu vực điện Kremlin.

Lối vào Kremlin đương nhiên là được bảo vệ - đó là trụ sở của Chính phủ mới. Tuy nhiên, nghi thức ở đây cũng chẳng hơn những gì người ta có thể quan sát được tại Cung điện Buckingham hay Hạ viện Anh. Tại lối vào có thể thấy tất cả - một văn phòng nhỏ bằng gỗ bên kia cây cầu, nơi một thường dân trao các giấy thông hành, và một số binh sĩ – những người lính Nga bình thường, một người trong số họ nhận và soi giấy thông hành.

Người ta thường kể rằng người Trung Quốc canh gác cho Lenin. Nhưng ở đây chẳng có người Trung Quốc nào cả.

Tôi đi vào, leo lên ngọn đồi và đi xe qua tòa nhà nơi Lenin tá túc, hướng về một cái sân rộng từng đặt tượng Alexander, nay đã bị đưa đi.

Tại chân cầu thang có thêm 2 quân nhân nữa, đều là thanh niên Nga, nhưng không hề có người Trung Quốc. Tôi đi thang máy lên tầng trên cùng, nơi tôi thấy 2 người lính Nga trẻ khác, cũng chẳng có người Trung Quốc nốt.

Tôi treo mũ và áo khoác ở phòng chờ, đi qua một căn phòng mà trong đó các thư ký đang làm việc, rồi tôi đi vào căn phòng mà ở đó Ban chấp hành của Hội đồng Dân ủy hay còn gọi là Phòng Hội đồng của Nội các Cộng hòa Xô viết đang tổ chức họp hành.

Tôi bám sát vào lịch hẹn gặp và người đi kèm tôi thông báo cho Lenin biết là tôi đã tới. Sau đó tôi theo vào trong căn phòng mà ở đó Lenin làm việc. Tôi đợi một phút thì ông tới.

Ở đây xin phép được trình bày với độc giả rằng cụm các căn phòng này chẳng có gì hoành tráng cả. Đồ đạc trong phòng đẹp, gọn và chắc chắn – Phòng Hội đồng được sắp xếp đúng chức năng của nó, nhưng mọi thứ đều đơn giản và nơi đây tràn ngập không khí làm việc nghiêm túc.

Tóm lại tôi không tìm thấy nổi một dấu vết nào của sự hào nhoáng bóng bẩy mà tôi từng nghe thấy trước đây về nơi này. Tôi chỉ kịp có thời gian để quan sát nhanh khi Lenin bước vào phòng.

Trí tuệ mẫn tiệp của Lenin

Ông người tầm thước, khoảng 50 tuổi, nhanh nhẹn, dáng cân đối. Thoạt nhìn trông ông có chút hao hao người Trung Quốc. Ông có vầng trán cao rộng. Cách nói chuyện của ông thật dễ chịu, và tác phong của ông cũng gây thiện cảm một cách nổi bật.

 

Ông nói rành mạch bằng chất giọng từ tốn. Trong suốt buổi phỏng vấn, Lenin không bao giờ ngập ngừng hay thể hiện sự bối rối dù là nhỏ nhất. Thực sự thì cái ấn tượng rõ ràng mà ông gây cho tôi là một năng lực tư duy mạch lạc và tỉnh táo. Lenin hoàn toàn làm chủ bản thân và chủ đề của mình. Ông diễn đạt rất rõ và dễ hiểu một cách bất ngờ và mới mẻ.

Người hộ tống tôi ngồi bên kia bàn để làm phiên dịch khi cần thiết, nhưng ông hoàn toàn rảnh việc trong vai trò đó.

Sau lời giới thiệu, tôi hỏi liệu tôi nên nói bằng tiếng Pháp hay Đức. Lenin đáp rằng nếu tôi không phản đối, ông thích dùng tiếng Anh hơn. Ông bảo, nếu như tôi nói rõ và chậm thì ông có thể theo được mọi ý. Tôi nhất trí, và ông đã thể hiện “đẳng cấp” đúng như ông nói. Chỉ duy nhất một lần trong 45 phút của buổi gặp là ông bị vấp một từ, và cũng chỉ trong giây lát. Ông gần như ngay lập tức nắm bắt được ý tôi muốn nói.

Tôi muốn chia sẻ với độc giả rằng ý tưởng về cuộc phỏng vấn này đã nảy ra với tôi ngay từ lúc tôi nhập cảnh vào Nga. Có quá nhiều thứ tôi muốn biết, vô số câu hỏi xuất hiện trong đầu tôi. Để trả lời các câu hỏi đó có lẽ cần phải trao đổi trong nhiều tiếng đồng hồ...

Do vậy lần này tôi phải tận dụng thật tốt khoảng thời gian ngắn phân bổ cho tôi – khoảng thời gian xen giữa hai cuộc họp quan trọng. Tôi phải giới hạn tất cả sự tò mò của mình xuống 3 câu hỏi – mà những câu trả lời có thẩm quyền chỉ có thể do chính Lenin – người đứng đầu Chính phủ Cộng hòa Xô viết, đưa ra.

Lenin hiểu quá rõ tôi là ai, ông biết rõ tôi muốn gì. Không phải lăn tăn chuẩn bị cho những vấn đề mà ông quan tâm. Tôi đã trình bày các câu hỏi của mình với vị quan chức đi kèm tôi và ông này tỏ ra chán nản, bảo rằng Lenin chẳng trả lời mấy câu hỏi này đâu.

Nhưng trước sự bất ngờ của ông ta, Lenin đã trả lời các câu hỏi đó một cách nhanh chóng, đơn giản và dứt khoát. Khi kết thúc phỏng vấn, người đi kèm tôi hồn nhiên thể hiện sự ngỡ ngàng của mình.

Việc dẫn dắt buổi phỏng vấn dành cho tôi. Tôi triển khai ngay lập tức. Tôi muốn biết các đề xuất mà ngài Bullitt đưa tới Hội nghị Paris vẫn còn ổn đến chừng nào nữa. Lenin đáp rằng các đề xuất đó vẫn ổn kèm với một số điều chỉnh dựa trên tình hình quân sự.

Sau đó Lenin nói thêm rằng trong thỏa thuận với ông Bullitt đã nêu rằng tình hình quân sự biến chuyển có thể kéo theo các sửa đổi.

Tiếp đó, Lenin nói rằng Bullitt không thể hiểu được sức mạnh của chủ nghĩa tư bản Anh và Mỹ, nhưng nếu Bullitt là Tổng thống Hoa Kỳ thì sẽ sớm đạt được hòa bình.

Tự tin về chính nghĩa và sự ưu việt của chế độ Xô viết

Sau đó tôi bám sát mạch câu chuyện bằng việc hỏi về thái độ của Cộng hòa Xô viết đối với các quốc gia nhỏ đã ly khai khỏi Đế chế Nga và tuyên bố độc lập. Lenin trả lời rằng nền độc lập của Phần Lan đã được công nhận từ tháng 11/1917, và rằng Lenin đã trao tận tay cho Swinhufvud – khi đó là nguyên thủ Cộng hòa Phần Lan, văn bản tuyên bố chính thức sự công nhận này, rằng Cộng hòa Xô viết trước đó đã có lúc công bố không người lính nào của nước Cộng hòa Xô viết sẽ cầm vũ khí vượt qua biên giới. Ông cũng nói rằng Cộng hòa Xô viết đã quyết định tạo ra một dải trung lập giữa lãnh thổ của họ và nước Estonia, và sẽ công bố điều này, rằng một trong những nguyên tắc của Cộng hòa Xô viết là công nhận nền độc lập của tất cả các nước nhỏ, và họ cũng vừa mới công nhận nền độc lập của Cộng hòa Bashkir. Lenin nói thêm, Bashkir là một dân tộc nhược tiểu và lạc hậu.

Lần thứ 3 tôi đưa ra câu hỏi là về điều gì sẽ được đưa ra để đối phó với các tuyên truyền chính thức trong các dân tộc phương Tây, trong trường hợp thiết lập quan hệ với Cộng hòa Xô viết.

Lời đáp của Lenin là họ đã tuyên bố với ông Bullitt rằng họ sẵn sàng ký một thỏa thuận không thực hiện tuyên truyền chính thức. Với tư cách là một chính phủ, họ sẵn sàng bảo đảm rằng sẽ không xảy ra tuyên truyền chính thức nào. Nếu các cá nhân nào đó mà thực hiện tuyên truyền thì họ sẽ làm điều đó với các rủi ro xảy ra với chính họ, và họ sẽ chịu trách nhiệm trước luật pháp của quốc gia nơi họ tuyên truyền.

Lenin nói: Nước Nga không có luật chống lại các tuyên truyền của người Anh. Anh Quốc có các luật lệ như thế, do vậy Nga có đầu óc cởi mở hơn. Ông nói họ [Nga] sẽ cho phép các chính phủ Anh, Pháp hoặc Mỹ tiến hành hoạt động tuyên truyền của riêng họ. Ông lên tiếng phản đối “Đạo luật phòng thủ Vương quốc” (của Anh khi vừa bước vào Thế chiến 1 – ND). Đối với tự do báo chí ở Pháp, Lenin tuyên bố ông mới đọc cuốn tiểu thuyết Clarte của Henry Barbusse, trong đó có những đoạn bị kiểm duyệt.

Lenin nhấn mạnh: “Họ kiểm duyệt tiểu thuyết trong nước Pháp tự do, dân chủ!”

Tôi hỏi liệu ông có tuyên bố tổng quan nào không. Lenin trả lời, điều quan trọng mà ông muốn chuyển tải là hệ thống Xô viết là tốt nhất, và rằng các công nhân, nông dân Anh sẽ chấp nhận hệ thống này nếu họ biết về hệ thống đó. Lenin hy vọng sau hòa bình, Chính phủ Anh sẽ không cấm xuất bản bản Hiến pháp Xô viết.

Thời gian dành cho tôi đã hết. Tôi hiểu rằng người ta đang cần đến Lenin ở đâu đó. Tôi đứng dậy, cảm ơn ông và quay gót trở lại, đi qua Phòng Hội đồng và phóng thư ký xuống cầu thang và ra khu vực sân bên ngoài, nơi các cận vệ Nga trẻ tuổi đang đứng. Tôi lên xe ngựa 4 bánh của tôi và quay trở về căn phòng của mình rồi suy ngẫm về cuộc gặp với Vladimir Ulyanov./.

 

 

        TheoVOV.VN

Các tin khác


Chương trình điểm tin thời sự thứ 6 ngày 4 tháng 11 năm 2016

(HBĐT) - Họp Ban Tổ chức lễ hội Cam Cao Phong lần thứ II và Hội chợ Nông nghiệp - Du lịch - Thương mại vùng Tây Bắc năm 2016. Sôi nổi ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Bắt khẩn cấp đối tượng bắt cóc trẻ em tống tiến. Bắt quả tang đối tượng buôn bán trái phép chất ma túy.

Thường trực HĐND tỉnh Giám sát tình hình phát triển Kinh tế- xã hội tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 4/11, Đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát tình hình phát triển KT- XH tại huyện Lương Sơn. Cùng tham gia đoàn giám sát có đại diện Uỷ ban MTTQ tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và một số sở, ngành hữu quan.

Triển khai chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020

(HBĐT) - Ngày 4/11, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ các Chương trình MTQG chủ trì cuộc họp trực tuyến triển khai chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) và giảm nghèo bền vững (GNBV) giai đoạn 2016-2020. Dự hội nghị có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức và các huyện, thành phố.

 (Phát biểu tại hội truờng ngày 03/11/2016 của bà Nguyễn Thanh Hải, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ta)

(HBĐT) - Để đánh giá chung về báo cáo tôi nhất trí như nhiều đại biểu đã phát biểu trước tôi cũng như ý kiến của các cơ quan thẩm tra. Tuy nhiên qua nghiên cứu báo cáo tôi nhận thấy có sự mất cân đối lớn về thời lượng mà báo cáo giành cho các phân tích đánh giá về lĩnh vực kinh tế khi so sánh với thời lượng mà báo cáo giành cho lĩnh vực xã hội. Đây cũng chính là một trong những hạn chế đã được nhiều đại biểu Quốc hội góp ý qua nhiều kỳ họp. Khi thảo luận về báo cáo kinh tế - xã hội cần lưu ý rằng báo cáo của chúng ta có tiêu đề là báo cáo kinh tế - xã hội.

Giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông phải dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông phải dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và thông qua các biện pháp hoà bình.

Nhìn lại một năm thực hiện Đề án 500 ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Tính đến nay, việc phân công đưa các đội viên trí thức trẻ (ĐVTTT) về các xã của huyện Đà Bắc theo Đề án 500 của Chính phủ vừa tròn 1 năm. Theo đánh giá, các đội viên bước đầu cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ góp phần vào sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên vẫn còn đó những băn khoăn, trăn trở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục