(HBĐT) - Tháng 3/1943, thực dân Pháp chuyển một số tù chính trị từ Sơn La về giam giữ ở nhà tù Hoà Bình để giảm bớt số lượng, đồng thời chờ điều kiện thuận lợi để di lý một số tù nhân ra Côn Đảo. Từ đó, nơi đây trở thành nơi giam cầm và đày ải của gần 200 tù chính trị cũng là nơi chi bộ đầu tiên của Đảng trên đất Hòa Bình bắt đầu hoạt động. Vượt lên gông cùm và tội ác của thực dân Pháp, những người cộng sản kiên trung ấy đã biến nhà tù thực dân thành trường học cách mạng, biến những bức tường lạnh lẽo thành những viên gạch hồng ấm tình đồng chí, biến bóng đêm thành những tia sáng cách mạng lan tỏa khắp núi rừng.

 

Nhà tù Hoà Bình được xây dựng năm 1896, trên mảnh đất hình chữ nhật với diện tích chừng 1.500 m2. Đầu tiên thực dân Pháp xây dựng nhà tù này để giam giữ thường phạm, phía ngoài được bao quanh bằng 4 bức tường cao 3 thước, bên trên tường có chăng dây thép gai, 4 góc tường là 4 chòi canh.

Nâng niu những tư liệu quý giá về di tích này, đồng chí Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: Trong tiến trình lịch sử, Nhà tù Hòa Bình được nhấn mạnh như mốc son của phong trào cách mạng địa phương. Điều đó thể hiện rất rõ qua những ghi chép của đồng chí Lê Đức Thọ, nguyên Bí thư chi bộ nhà tù Hòa  Bình, nguyên ủy viên Bộ Chính trị: “Đến khoảng tháng 4/1943, bọn Pháp không cung cấp đủ lương thực cho số tù khá đông ở Sơn La phải chia gần một nửa tù chính trị về nhà tù Hòa Bình. Ngót 200 anh em chúng tôi được lệnh chuẩn bị rời Sơn La. Một chi bộ mới được thành lập.(…) Về tới nhà tù Hòa Bình, chi bộ chúng tôi bắt đầu hoạt động và trở thành chi  bộ đầu tiên của Đảng trên đất Hòa Bình.”

 

Chi bộ nhà tù Hòa Bình khi đó có 20 đảng viên cốt cán đã hoạt động cách mạng trong Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ. Thời gian này, phong trào cách mạng của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình chỉ như những đốm lửa nhỏ, lực lượng mỏng. Trước tình hình đó, chi bộ nhà tù Hòa Bình đã đề ra nhiệm vụ trước mắt là phải tuyên truyền, giác ngộ cho binh lính và quần chúng bên ngoài nhà tù nhằm gây dựng và mở rộng cơ sở cách mạng, tạo đà, tạo lực cho vũ trang địa phương.

 

 

Với những giá trị lịch sử quan trọng, ngày 13/4/2000, Nhà tù Hòa Bình đã được Bộ VH-TT (nay là Bộ VH-TT&DL) xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.

 

Thực hiện chủ trương đó, hàng ngày, cứ sau 6 giờ tối (giờ đóng cửa trại), ngay giữa bốn bức tường giam, anh em tù cộng sản lại bí mật thực hiện “những cuộc vượt ngục tinh thần”. Họ đọc sách, báo và tài liệu tuyên truyền; tự phổ cập văn hoá và học thêm ngoại ngữ; tham gia các buổi tập diễn thuyết, thảo luận thời sự hoặc các lớp bồi dưỡng tư tưởng do Chi bộ Nhà tù tổ chức.... Đặc biệt, một số đồng chí có năng lực làm báo đã ra một tờ báo viết tay lấy tên “Bình Minh” góp phần tuyên truyền hữu hiệu chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng. Không những thế, để ngọn lửa lan xa, những lần đi lao dịch tại các công sở, đường phố, đi lấy củi, đi chợ mua thực phẩm,… cũng được khéo léo tận dụng thành những buổi giác ngộ cách mạng cho quần chúng ngoài nhà tù. Chính nhờ vậy, trong 2 năm lao tù khổ ải, ngọn lửa yêu nước và tinh thần đấu tranh luôn được bền bỉ truyền đi. Chi bộ nhà tù chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động đã tuyên truyền, giác ngộ được một số thanh niên trí thức, tiêu biểu là các đồng chí Nguyễn Đình Khanh, Nguyễn Văn Hậu, một số binh lính, hạ sĩ quan trong đơn vị lính khố xanh… Sau này, họ được tiếp tục bồi dưỡng và đã trở thành cốt cán cho phong trào cách mạng ở địa phương.

 

Tháng 5/1944, Xứ uỷ Bắc Kỳ đã cử đồng chí Vũ Đình Bản và đồng chí Vũ Thơ lên phụ trách phong trào cách mạng ở Hoà Bình, đồng thời chỉ định đồng chí Vũ Thơ phụ trách chung phong trào cách mạng toàn tỉnh. Hai đồng chí thống nhất phương hướng củng cố mở rộng phong trào cách mạng ở thị xã và các thị trấn. Phát triển cơ sở vào các vùng sâu của đồng bào dân tộc, tăng cường liên lạc với chi bộ nhà tù cùng phối hợp hoạt động. Tháng 5/1945, Chi bộ thị xã Hòa Bình được thành lập do đồng chí Nguyễn Đình Khanh làm Bí thư, từ đây, phong trào cách mạng thị xã Hòa Bình ngày càng phát triển mạnh mẽ và sâu rộng trong quần chúng nhân dân… Tháng 8/1945, hòa chung với khí thế tiến công của cả nước, những người con đất Mường đã đồng loạt “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Vượt qua sóng gió của nhà tù thực dân, những chiến sỹ cộng sản kiên trung ở nhà tù Hòa Bình ngày ấy đã góp phần không nhỏ tạo đà cho cách mạng quật khởi.

 

Đồng chí Nguyễn Thị Thi khẳng định: Ngày nay, phần còn sót lại của nhà tù Hòa Bình nằm bên bờ trái sông Đà, thuộc tổ 11, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình). Mỗi lần ghé thăm nơi đây, những người làm công tác quản lý, sưu tầm, giới thiệu, quảng bá… những địa danh lịch sử trên địa bàn tỉnh thêm hiểu: có một nghịch lý vẫn luôn tồn tại trong nhà tù thực dân ấy. Tại chính nơi được xem như địa ngục trần gian - giam cầm và đày ải hàng trăm chiến sĩ cách mạng, là nơi những người cộng sản kiên trung đã bị bọn quản ngục dùng mọi đòn roi và thủ đoạn để tra tấn dã man, đây cũng chính là thiên đường của lòng yêu nước, nơi mà tình yêu quê hương, tình đồng chí, khí phách hiên ngang và ý chí quật cường được thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Có thể nói, có “bức tường lửa” của lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã được dựng lên ngay giữa sự tàn khốc và bất lực của kẻ thù.

 

                                                                                  Hải Yến

 

 

Các tin khác


Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục