Chiều 20-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt 122 đại biểu là các già làng, trưởng thôn, bản, nghệ nhân, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới thuộc 15 tỉnh miền núi khu vực phía bắc. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19-4).

 

 

Chủ tịch nước Trần Đại Quang với các đại biểu già làng, trưởng thôn bản, nghệ nhân, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới khu vực phía bắc. Ảnh: NHAN SÁNG (TTXVN)

Phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ghi nhận, biểu dương những đóng góp tích cực, hiệu quả của các già làng, trưởng thôn, bản, nghệ nhân, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới khu vực phía bắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó có công tác văn hóa dân tộc. Chủ tịch nước khẳng định, ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí, vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng. Trong đó, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc luôn được quan tâm đặc biệt.

Chủ tịch nước đánh giá cao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có sáng kiến phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức Hội nghị gặp mặt già làng, trưởng thôn, bản, nghệ nhân, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới khu vực phía bắc và Hội thảo giải pháp bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong thời kỳ hội nhập và phát triển tại Thủ đô Hà Nội. Đây là sự kiện văn hóa có ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống thời kỳ hội nhập và phát triển.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn là khu vực khó khăn nhất trong cả nước, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao, kết quả giảm nghèo chưa bền vững; khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các dân tộc, giữa miền núi với đồng bằng chậm được thu hẹp; chất lượng dạy và học ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn thấp; một số bản sắc tốt đẹp trong văn hóa dân tộc thiểu số đang bị mai một... Trong khi đó, các thế lực thù địch, phản động luôn tìm cách lợi dụng khó khăn về đời sống, trình độ dân trí của đồng bào để kích động, chia rẽ các dân tộc nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị. Do đó, nhiệm vụ công tác dân tộc cũng như bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc đặt ra rất nặng nề, đòi hỏi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Cùng với đó, phải nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa, gắn các hoạt động văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và xây dựng nông thôn mới; từng bước thu hẹp khoảng cách thụ hưởng văn hóa giữa các vùng, miền, giữa các giai tầng xã hội, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng xa. Phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống; động viên, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Cấp ủy, chính quyền địa phương phải giải quyết hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc với phát triển kinh tế - xã hội; tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc là di sản vô cùng quý báu được trao truyền từ đời này đến đời khác để giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chủ tịch nước yêu cầu, công tác dân tộc cũng như bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền các địa phương để có những giải pháp, việc làm cụ thể, thiết thực hỗ trợ đồng bào các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, văn hóa, y tế; tăng cường công tác vận động quần chúng trong việc bảo đảm thực hiện tốt chính sách dân tộc. Phải có chính sách động viên, bồi dưỡng, hướng dẫn và phát huy vai trò của các già làng, trưởng thôn, bản, nghệ nhân, người có uy tín trong các dân tộc thiểu số trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào tiếp tục được giao lưu, học tập kinh nghiệm, đồng thời đề xuất các giải pháp mang tính cấp bách, thiết thực trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị các già làng, trưởng thôn, bản, nghệ nhân, người có uy tín trong các dân tộc thiểu số tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt vận động đồng bào nơi cư trú thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, văn hóa dân tộc, đoàn kết dân tộc, quan tâm giáo dục thế hệ trẻ tích cực góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp.

* Cùng ngày, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị gặp mặt già làng, trưởng thôn, bản, nghệ nhân, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới khu vực phía bắc. Tham dự có 120 đại biểu là các già làng, trưởng thôn, bản, nghệ nhân, người có uy tín các dân tộc khu vực phía bắc. Tại Hội nghị các đại biểu thảo luận tập trung một số vấn đề: Xác định nội dung bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người ra khỏi tình trạng có nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa, đề xuất các giải pháp hữu hiệu, cơ chế chính sách đặc thù phù hợp để bảo tồn văn hóa các dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Trong dịp này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện phổ biến, tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật mới của Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thông báo tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, xã đặc biệt khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

 

                                                                              

                                                             TheoNhandan

Các tin khác


Nhịp sống mới ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng

Đà Bắc là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, với nhiều chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua, đất và người Đà Bắc luôn nỗ lực vượt lên khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Xã Đồng Tâm thiết thực học tập và làm theo Bác

Sau 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) trong học tập và làm theo Bác.

Đồng chí Đoàn Tiến Lập được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn

Chiều 26/4, HĐND huyện Lương Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 17 - kỳ họp chuyên đề về công tác cán bộ, bầu Chủ tịch UBND huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026.

Xây dựng Đảng bộ Công an huyện Đà Bắc vững mạnh toàn diện

Nhờ chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, Đảng bộ Công an huyện Đà Bắc đã lãnh đạo đơn vị hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị đề ra. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tội phạm được kiềm chế là nền tảng vững chắc để xây dựng thế trận an ninh, trật tự từ cơ sở, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Đảng bộ xã Tú Lý khẳng định vai trò lãnh đạo

Sau sáp nhập, xã Tú Lý có địa bàn rộng, dân số đông. Trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 - 2025, xã định hướng tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân và giảm nghèo bền vững. Để đạt được điều này, Đảng bộ xã xác định vai trò lãnh đạo của cấp ủy và sự tiên phong, gương mẫu của đảng viên là hết sức quan trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục