(HBĐT) - Những ngày tháng Tám, khắp các thôn xóm, khu dân cư ở xã Cố Nghĩa (Lạc Thuỷ) rực rỡ cờ, băng rôn, khẩu hiệu. Từ nhà máy đến nông trường tưng bừng khí thế thi đua chào mừng 72 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.


Trung tâm may mặc xuất khẩu tại thôn Tân Thành, xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) tạo việc làm và thu nhập ổn định cho gần 800 lao động địa phương.

 

Sau khi nhận Lệnh Tổng khởi nghĩa, đêm 22/8/1945, đông đảo quân và dân xã Cố Nghĩa cùng nhân dân các dân tộc huyện Lạc Thủy nhất tề đứng lên cướp chính quyền về tay nhân dân. Chính quyền cách mạng xã nhanh chóng được thành lập, lãnh đạo nhân dân chiến đấu bảo vệ xóm làng và lần lượt thành lập các tổ chức đoàn thể cứu quốc.

Tháng 3/1946, Chính phủ quyết định chuyển Nhà máy in tiền của cách mạng về địa bàn xã và đồn điền của nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện. Nơi đây trở thành vị trí trọng yếu và tuyệt đối bí mật cần được bảo vệ đặc biệt.

Những ngày đầu kháng chiến, xã Cố Nghĩa trở thành nơi các cơ quan đầu não dừng chân trên đường lên căn cứ, là binh trạm cho các đơn vị vệ quốc đoàn, trạm giao liên. Chính quyền và LLVT chỉ đạo chặt chẽ công tác phòng gian, giữ bí mật cho Nhà máy in tiền. Ngày 19, 21/2/1947, Bác Hồ về thăm Nhà máy in tiền và nhân dân xã Cố Nghĩa. Lời Bác căn dặn... "cố gắng tăng gia sản xuất, làm ra nhiều ngô, lúa ủng hộ kháng chiến, sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù cướp nước...” đã tiếp thêm sức mạnh, lòng quyết tâm của quân và dân Cố Nghĩa đối với cách mạng.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân và lực lượng du kích xã Cố Nghĩa không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham gia ngăn chặn, tiêu diệt địch trong các cuộc tiến công phá hoại mà còn làm tốt nhiệm vụ bảo vệ an toàn tuyệt đối cho Nhà máy in tiền đầu tiên của Nhà nước... Đồng thời tích cực phối hợp với bộ đội chủ lực tham gia đánh địch cả trong và ngoài địa bàn. Với những thành tích xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cuối năm 2010, quân và dân xã Cố Nghĩa đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Trong nhịp sống mới, diện mạo xã Cố Nghĩa và đời sống của người dân từng ngày đổi thay. Năm 2011, khi bắt tay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã mới đạt 4/19 tiêu chí. Trong 5 năm triển khai với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của nhân dân, xã đã huy động nguồn lực trên 139 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp trên 13,6 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Từ đó, kết cấu hạ tầng của Cố Nghĩa được đầu tư ngày càng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, phục vụ phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng định hướng. Đặc biệt, tận dụng tiềm năng, lợi thế và điều kiện tự nhiên, tháng 2/2016, từ một vài hộ trong xã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng măng tây. Đến nay, diện tích măng tây của toàn xã mở rộng lên 6 ha. Sản phẩm đã được xuất bán rộng rãi trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Bên cạnh đó, xã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn. Tháng 9/2014, Tổng Công ty Đức Giang khởi công Trung tâm May mặc xuất khẩu tại thôn Tân Thành, với 36 chuyền sản xuất chuyên về hàng may xuất khẩu, công suất 200.000 chiếc/năm. Đến nay, Công ty đã giải quyết việc làm ổn định cho gần 800 lao động xã Cố Nghĩa và các xã trong huyện.

Năm 2007, khu đồn điền Chi Nê, nơi đặt Nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam trở thành khu di tích lịch sử, được Bộ VH-TT&DL xếp hạng cấp quốc gia. Tại Nhà Bảo tàng có trên 200 hiện vật, ảnh trưng bày, giới thiệu về Nhà máy in tiền, tờ bạc đầu tiên được in tại nhà máy, những kỷ vật về 2 lần Bác về thăm, làm việc và giới thiệu về gia đình ông Đỗ Đình Thiện. Từ khi được xếp hạng Khu Di tích lịch sử cấp quốc gia, Khu di tích đã đón hàng vạn khách đến thăm quan. Tính từ đầu năm 2016 đến nay, Khu Di tích lịch sử Nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam đã tiếp đón trên 15.000 lượt khách đến thăm quan, tìm hiểu.

Với sự nỗ lực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, năm 2015, Cố Nghĩa là xã đầu tiên của huyện Lạc Thuỷ được công nhận đạt chuẩn NTM với những kết quả nổi bật: thu nhập bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 8,6%; 95% người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên; 78% người dân tham gia BHYT; 88% hộ gia đình và trên 90% KDC đạt danh hiệu văn hoá. Nhiều năm qua, xã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ QP-QSĐP, giữ vững an ninh nông thôn, góp phần xây dựng quê hương Lạc Thủy ngày càng giàu mạnh.


                                                              Đức Phượng


Các tin khác


Nghĩa tình những người lính cựu

(HBĐT) - Thời chiến họ cùng vào sinh, ra tử tại chiến trường, thời bình họ đoàn kết, tương trợ giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Dù ở đâu hay bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn là những người đồng đội, người lính bộ đội Cụ Hồ luôn sát cánh bên nhau không chịu khuất phục trước mọi khó khăn.

Động lực to lớn thôi thúc Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh ta vững bước trên chặng đường đổi mới

Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh 
Cách đây 72 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh ta nắm bắt thời cơ "ngàn năm có một” cùng đồng lòng tiến hành các cao trào cách mạng, vượt qua gian khổ, hy sinh, giành chính quyền về tay nhân dân.

Chấn chỉnh đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức

(HBĐT) - Ngày 30/8/2017, thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Trần Đăng Ninh đã ký ban hành Công văn số 279- CV/TU gửi các Ban Cán sự Đảng, Đảng đoàn, các Huyện ủy, Thành ủy và Đảng ủy trực thuộc về việc chấn chỉnh đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức. Nội dung chính Công văn như sau:

Đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh dâng hương tại tượng đài Bác Hồ và Nghĩa trang liệt sỹ Chiến dịch Hòa Bình

(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 72 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 (2/9/1945 – 2/9/2017), ngày 1/9, đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh do đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu, đã đặt vòng hoa, dâng hương tại tượng đài Bác Hồ và Nghĩa trang liệt sỹ Chiến dịch Hòa Bình. Tham gia đoàn dâng hương có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh.

Phát huy trách nhiệm người đứng đầu trong thực thi nhiệm vụ từ thực tiễn

(HBĐT) - Tinh thần trách nhiệm và sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Thời gian qua, tỉnh ta đã chú trọng nêu cao vai trò gương mẫu, tiên phong của người đứng đầu, nhất là những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ. Nhờ đó đã đem lại tác động tốt đến công tác xây dựng chính quyền, phát triển KT-XH và đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân.

Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó bí thư TT Tỉnh ủy thăm, tặng quà chiến khu Mường Diềm và chiến khu Giằng Sèo

(HBĐT) - Nhân dịp cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9, đoàn công tác do đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà chiến khu cách mạng Mường Diềm và Giằng Sèo(huyện Đà Bắc). Tham gia đoàn có đại diện lãnh đạo các Sở Văn hóa thể thao và du lịch, Sở LĐTB&XH, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục