(HBĐT) - Sáng 15/9, nhân kỷ niệm 87 năm ngày truyền thống cấp ủy, 70 năm ngày thành lập Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo "Văn phòng Tỉnh ủy Hòa Bình 70 năm - những chặng đường phát triển". Dự hội thảo có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí nguyên là Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Thường trực các Huyện ủy, Thành ủy trên địa bàn tỉnh.


Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

Sau hơn 4 tháng tổ chức sưu tầm, biên soạn cuốn sách "Văn phòng Tỉnh ủy Hòa Bình 70 năm - những chặng đường phát triển", đến nay nội dung cuốn sách đã cơ bản hoàn thiện. Trong đó có sự kế thừa, bổ sung, chỉnh sửa trên cơ sở cuốn sách 60 năm Văn phòng Tỉnh ủy Hòa Bình (1947-2007) và một số nội dung được biên soạn mới để phù hợp với tình hình thực tiễn, nhất là giai đoạn 2007-2017. Tổ biên soạn chia làm 2 giai đoạn, cụ thể từ năm 2002 đến năm 2010 với chủ đề "Tham mưu, giúp BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIII, XIV trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đẩy mạnh CNH,HĐH trên quê hương Hòa Bình, tiếp tục đổi mới công tác Văn phòng cấp ủy". Từ 2011 đến 2017 với chủ đề "Phát huy truyền thống vẻ vang, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trong giai đoạn cách mạng mới". Cuốn sách gồm 113 trang, với 35 trang là quá trình hoạt động của Văn phòng Tỉnh ủy qua các thời kỳ. Hình ảnh trong cuốn sách đảm bảo minh họa đầy đủ, chính xác các thông tin và phản ánh quá trình 70 năm xây dựng và phát triển của Văn phòng Tỉnh ủy.

Tại hội thảo, các đại biểu cơ bản nhất trí với dự thảo cuốn sách đề tên "Văn phòng Tỉnh ủy Hòa Bình 70 năm - những chặng đường phát triển", cơ bản thể hiện chính xác, đầy đủ dữ liệu và giá trị lịch sử, khoa học. Một số ý kiến cho rằng cần điều chỉnh từ ngữ, văn phong, bố cục, mốc lịch sử, chia giai đoạn, nội dung chân ảnh; bổ sung thêm phần khái quát tình hình chung của tỉnh nhằm nêu bật quá trình phát triển của tỉnh; điểm qua các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh; cần nghiên cứu, bổ sung thêm hình ảnh của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nước bạn đến thăm và làm việc tại tỉnh.

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Với chức năng là một trong những cơ quan tham mưu, phục vụ cấp ủy tỉnh, hoạt động của Văn phòng Tỉnh ủy luôn gắn liền với lịch sử vẻ vang của Đảng bộ tỉnh. Trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, tổ chức bộ máy và hoạt động của Văn phòng Tỉnh ủy không ngừng được củng cố, kiện toàn và phát triển về mọi mặt. Việc tái hiện, lưu giữ lịch sử phát triển của Văn phòng Tỉnh ủy một cách trung thực, khách quan là vô cùng cần thiết. Đồng thời, đánh giá những thành tựu đã đạt được, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp nhằm đổi mới và nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác, đáp ứng mọi yêu cầu, nhiệm vụ của Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy. Cần làm rõ đây là cuốn kỷ yếu hay Cuốn lịch sử "Văn phòng Tỉnh ủy Hòa Bình 70 năm - những chặng đường phát triển". Những vấn đề lịch sử đều phải có tư liệu chứng minh. Nên chia thành 4 giai đoạn: 1947-1954; 1954-1976; 1976-1991 và từ 1991 đến nay gắn với bối cảnh, chức năng, nhiệm vụ của từng giai đoạn. Lưu ý bổ sung những sự kiện quan trọng như: những lần Bác Hồ và lãnh đạo Đảng, Nhà nước về thăm và làm việc tại tỉnh; Đại hội trù bị Đảng nhân dân Lào; Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trong quá trình xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình; các địa điểm Văn phòng Tỉnh ủy sơ tán trong chiến tranh…Đối với những ý kiến của các đại biểu phát biểu tại hội thảo, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Văn phòng Tỉnh ủy tiếp thu, trên cơ sở đó hoàn thiện nội dung cuốn "Văn phòng Tỉnh ủy Hòa Bình 70 năm - những chặng đường phát triển", triển khai in ấn, phát hành theo đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng. Đồng thời, chú trọng việc sưu tầm hiện vật, hình ảnh bổ sung cho nhà truyền thống của Văn phòng tỉnh ủy phục vụ tốt lễ kỷ niệm 70 năm xây dựng và phát triển của Văn phòng Tỉnh ủy.

 

                                                                                   Đức Phượng



Các tin khác


Cán bộ mặt trận ở cơ sở là phải gắn tuyên truyền với hành động

(HBĐT) - Đó là tâm sự của anh Bùi Văn Dân, Chủ tịch UB MTTQ xã Kim Bôi (Kim Bôi) khi nói về công việc của một cán bộ mặt trận ở cơ sở. Theo anh, người làm công tác mặt trận thì không những cần có sự nhiệt tình, tận tâm mà còn phải "nói đi đôi với làm, tuyên truyền gắn liền với hành động” thì bà con mới tin tưởng, nghe theo.

Sự cố y khoa nghiêm trọng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh - Nhìn từ công tác cán bộ

 Bài 2: Buông lỏng quản lý và lơ là, tắc trách trong thực thi công vụ (tiếp theo và hết)

 (HBĐT) - Theo Kết luận giám định hoá học số 2778-A/C54, ngày 14/6/2017 của Viện khoa học hình sự, Bộ Công an đối với các mẫu chất lỏng thu tại đầu cấp vào máy lọc thận số 10 và số 13; thu tại cổng dịch của máy chạy thận nhân tạo số 7, 12, 13; chất lỏng chứa trong 18 quả lọc máu được đánh số 01 và từ 03 đến 19... xác định hàm lượng Florua lần lượt là 49,0mg/l và 52,0mg/l. Đây là hàm lượng cao gấp 245 và 260 lần mức cho phép theo tiêu chuẩn AAMI với nước sử dụng cho chạy thận nhân tạo (hàm lượng Florua tối đa cho phép là 0,2mg/l). Tại kết luận giám định pháp y tử thi từ số 2705 đến 2913 đều xác định 8 bệnh nhân tử vong do ngộ độc Florua.

UBND tỉnh: Tổng kết thực hiện Luật Dân quân tự vệ năm 2009

(HBĐT) - Ngày 12/9, tại Hội trường Bộ CHQS tỉnh, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Luật Dân quân tự vệ (DQTV) năm 2009. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị còn có đại tá Phạm Hoàng Long, Phó tham mưu trưởng BTL Quân khu 3 cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ngành và các địa phương trong toàn tỉnh.

Sự cố y khoa nghiêm trọng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh – Nhìn từ công tác cán bộ

Bài 1: Những vấn đề bất thường trước khi xảy ra sự cố y khoa nghiêm trọng 

 (HBĐT) - Trả lời phỏng vấn Báo Hòa Bình điện tử ngày 19/6/2017 về những bài học kinh nghiệm mà ngành y tế Hòa Bình rút ra qua sự cố y khoa nghiêm trọng làm 8 bệnh nhân tử vong, 10 bệnh nhân phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, đồng chí Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế cho rằng: "Đây là một thảm họa, là bài học xương máu và đắt giá đối với ngành y tế tỉnh nhà. Những sự cố y khoa như thế này luôn có thể xuất hiện trong mọi hoạt động chuyên môn y tế. Do vậy, các kỹ thuật y khoa phải vô cùng thận trọng, luôn xem xét, rà soát, kiểm tra hết sức kỹ lưỡng các khâu trong toàn bộ quá trình thực hiện kỹ thuật cho người bệnh như: chất lượng máy móc, cơ sở vật chất, các hệ thống phụ trợ, cán bộ, quy trình kỹ thuật, các nội quy, quy chế, quy định... nhằm ngăn chặn các sự cố y khoa có thể xảy ra. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của người cán bộ y tế khi làm chuyên môn, nghiệp vụ của mình”.

Xét chọn giải thưởng và thống nhất nội dung chương trình trao giải thưởng cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào”

(HBĐT) - Sáng ngày 12/9, tại hội trường Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Cuộc thi "Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào” tổ chức Hội nghị xét chọn giải thưởng và thống nhất nội dung chương trình trao thưởng cuộc thi. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, UV BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.

Xã Lâm Sơn thực hiện quy chế dân chủ tạo đòn bẩy xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Với niềm vui cán đích NTM theo đúng lộ trình huyện Lương Sơn đề ra, cán bộ và nhân dân xã Lâm Sơn phấn khởi bước vào giai đoạn tiếp theo nhằm duy trì và phát triển bền vững chất lượng các tiêu chí đã đạt được. Nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở đã tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cộng đồng dân cư, giúp xã từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, cải thiện bộ mặt nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục