Bài 2: Buông lỏng quản lý và lơ là, tắc trách trong thực thi công vụ (tiếp theo và hết)

 (HBĐT) - Theo Kết luận giám định hoá học số 2778-A/C54, ngày 14/6/2017 của Viện khoa học hình sự, Bộ Công an đối với các mẫu chất lỏng thu tại đầu cấp vào máy lọc thận số 10 và số 13; thu tại cổng dịch của máy chạy thận nhân tạo số 7, 12, 13; chất lỏng chứa trong 18 quả lọc máu được đánh số 01 và từ 03 đến 19... xác định hàm lượng Florua lần lượt là 49,0mg/l và 52,0mg/l. Đây là hàm lượng cao gấp 245 và 260 lần mức cho phép theo tiêu chuẩn AAMI với nước sử dụng cho chạy thận nhân tạo (hàm lượng Florua tối đa cho phép là 0,2mg/l). Tại kết luận giám định pháp y tử thi từ số 2705 đến 2913 đều xác định 8 bệnh nhân tử vong do ngộ độc Florua.


Sau khi xảy ra sự cố y khoa nghiêm trọng tại BVĐK tỉnh, UBND tỉnh đã đầu tư 5,5 tỷ đồng mở rộng đơn nguyên Thận nhân tạo BVĐK TP Hòa Bình để phục vụ nhu cầu điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn tỉnh.

 Từ kết quả này cho thấy, việc xem xét, rà soát, kiểm tra các khâu trong toàn bộ quy trình kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lọc nước RO số 2 của BVĐK tỉnh bị buông lỏng.

Về nhân thân của Bùi Mạnh Quốc, tài liệu của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh xác định: về trình độ chuyên môn, chứng chỉ hành nghề, Bùi Mạnh Quốc tốt nghiệp hệ trung cấp ngành công nghệ kỹ thuật điện, chuyên ngành tự động hóa xí nghiệp công nghiệp, Trường Đại học Kinh tế - kỹ thuật công nghiệp. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số 2300950831, ngày 25/10/2016 do Phòng đăng ký kinh doanh, Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Ninh cấp, lĩnh vực, ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh, Bùi Mạnh Quốc làm giám đốc, ngành nghề chính là thoát nước và xử lý nước thải.

Dư luận đặt câu hỏi, ngành nghề chính của Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh là thoát nước và xử lý nước thải, tại sao lãnh đạo BVĐK tỉnh lại đồng ý để doanh nghiệp này thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lọc nước RO số 2 tại Đơn nguyên Thận nhân tạo? Theo tài liệu của cơ quan CSĐT Công an tỉnh, quá trình sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO, Bùi Mạnh Quốc đã sử dụng hóa chất Axits clohydric (HCL) và axít Flohydric (HF) để sục rửa. Do cẩu thả nên sau khi sục rửa quyên xả 2 đầu vào máy, gồm 1 van đầu vào máy lọc thận ở phòng hành chính và 1 van đầu vào máy lọc thận ở phòng lọc máu số 2. Do đó đã làm tồn dư hoá chất trong các đường ống nước dẫn vào máy lọc thận. Sau khi sửa chữa, khử trùng hệ thống lọc nước RO số 2 chưa kiểm định mẫu nước, mặc dù chưa biết nước đã đạt tiêu chuẩn hay chưa và nhận thức được hậu quả nguy hiểm có thể gây ra đối với người bệnh nhưng vẫn bàn giao cho Trần Văn Sơn là cán bộ phòng Vật tư - Tthiết bị y tế (BVĐK tỉnh) để đưa vào sử dụng

Tình trạng buông lỏng quản lý và tắc trách trong công vụ còn được thể hiện rõ đối với trường hợp của Trần Văn Sơn. Theo tài liệu của cơ quan CSĐT Công an tỉnh, Trần Văn Sơn được ông Trần Văn Thắng, Trưởng phòng Vật tư - thiết bị y tế (BVĐK tỉnh) giao nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng đối với máy lọc RO2 nhưng việc giao nhiệm vụ không có văn bản mà chỉ đạo bằng miệng. Quá trình thực thi nhiệm vụ, Trần Văn Sơn không theo dõi, giám sát việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO diễn ra vào ngày 28/5/2017 theo chức trách, nhiệm vụ được giao. Trần Văn Sơn có trình độ chuyên môn, nhận thức được việc phải nghiệm thu an toàn mới được đưa vào hoạt động nhưng khi chưa nghiệm thu, chưa bàn giao cụ thể bằng văn bản về việc bảo dưỡng, sửa chữa đã sử dụng điện thoại bàn giao cho điều dưỡng viên Đơn nguyên Thận nhân tạo xác định hệ thống nước RO đã thay thế, bảo dưỡng xong, có thể hoạt động bình thường. Điều dưỡng viên Đơn nguyên Thận nhân tạo cũng chỉ tiếp nhận thông tin kết quả bảo dưỡng, sửa chữa qua điện thoại và đã đưa vào sử dụng điều trị cho bệnh nhân.

Đối với bác sỹ Hoàng Công Lương, năm 2010 đã tham gia học và được cấp chứng chỉ lớp kỹ thuật lọc máu cơ bản (chạy thận nhân tạo) biết rõ nguồn nước dùng cho chạy thận nhân tạo phải đảm bảo độ tinh khiết cao theo tiêu chuẩn AAMI và việc sau sửa chữa hệ thống nước phải được kiểm định đủ tiêu chuẩn theo AAMI mới được sử dụng. Bác sỹ Hoàng Công Lương là người trực tiếp ký đề xuất sửa chữa và biết việc sẽ sửa chữa, khử trùng hệ thống nước RO số 2 vào ngày 28/5/2017. Ngày 29/5/2017, chưa nhận bàn giao việc sửa chữa bằng văn bản và chưa biết nguồn nước RO số 2 có đạt tiêu chuẩn đảm bảo để sử dụng cho chạy thận nhân tạo hay không mà vẫn ra y lệnh điều trị cho các bệnh nhân chạy thận nhân tạo.

Tài liệu của cơ quan công an cũng xác định rõ 8 bệnh nhân tử vong do ngộ độc Florua nhưng bác sỹ Hoàng Công Tình, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực lại cho rằng 18 bệnh nhân có dấu hiệu của sốc phản vệ và các bệnh nhân được xử trí theo hướng này. Vậy điều trị sốc phản vệ và điều trị ngộ độc cho bệnh nhân có gì khác nhau. Đây cũng là câu hỏi dư luận mong muốn ngành y tế sớm làm rõ và có câu trả lời thoả đáng. Hơn nữa, với chức năng, nhiệm vụ được giao, cán bộ Thanh tra Sở Y tế đã thể hiện vai trò, vị trí của mình như thế nào trong khi Đơn nguyên Thận nhân tạo (BVĐK tỉnh) được thành lập và đi vào hoạt động gần 10 năm.

Sau khi xảy ra thảm họa y khoa dư luận cũng đề nghị xem xét nhân thân và trách nhiệm của người đứng đầu BVĐK tỉnh, ông Trương Quý Dương. Qua tài liệu phóng viên thu thập, khi còn làm Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi, ông Trương Quý Dương bị cán bộ, nhân viên tố cáo về việc chi tiêu phung phí bằng tiền công quỹ và có một số hành vi sai trái khác. Năm 2001, cơ quan thanh tra vào cuộc, kết luận: ông Trương Quý Dương vi phạm chính sách về quản lý kinh tế, làm trái quy định, chi tiêu không đúng mục đích, buộc phải bồi thường công quỹ hơn 48 triệu đồng. ông Dương bị kiến nghị kiểm điểm, xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, ông Dương được điều chuyển lên làm Giám đốc Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình tỉnh.

Được một thời gian ngắn, ông Dương lại bị cán bộ, nhân viên Trung tâm này làm đơn tố cáo lên cơ quan chức năng. Cuối năm 2004, Công an tỉnh tiến hành điều tra, xác minh và xác định: Năm 2002, Trung tâm bị thâm hụt trên 172 triệu đồng công quỹ do chi sai mục đích, thu vén cá nhân.

Liên quan vụ việc này, bà Nguyễn Thị Toàn, thủ quỹ Trung tâm đã phải nộp trả công quỹ 30 triệu đồng; ông Trần Văn Thắng, cán bộ Trung tâm nộp lại 30 triệu đồng; bà Quách Thị Phúc; kế toán chịu trách nhiệm nộp 40 triệu đồng. Riêng ông Dương bị kết luận đã ký, chi ứng sai nguyên tắc trên 113 triệu đồng. Tuy nhiên, sự việc ở Trung tâm chưa được giải quyết xong, ông Dương lại có quyết định lên làm Giám đốc BVĐK tỉnh. Hiện tại, một số vấn đề liên quan đến việc mua sắm trang thiết bị của BVĐK tỉnh bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Thay lời kết

Liên quan đến sự cố y khoa nghiêm trọng làm 8 bệnh nhân tử vong, 2 CBCC của BVĐK tỉnh là Trần Văn Sơn và Hoàng Công Lương đã bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh khởi tố và bắt tạm giam để phục vụ công tác điều tra. Bên cạnh đó, Hội đồng kỷ luật của Sở Y tế và BVĐK tỉnh đã tiến hành kiểm điểm, ra quyết định thi hành kỷ luật cách chức Giám đốc BVĐK tỉnh đối với ông Trương Quý Dương; cách chức Trưởng phòng Vật tư - thiết bị y tế (BVĐK tỉnh) đối với ông Trần Văn Thắng.

Điều đáng tiếc là ông Trương Quý Dương và Trần Văn Thắng đều là những cán bộ, đảng viên nòng cốt của BVĐK tỉnh; Trần Văn Sơn và Hoàng Công Lương đều là quần chúng ưu tú đang làm thủ tục để kết nạp vào Đảng.

Từ vụ việc này, mọi người cùng có chung suy nghĩ, trong công tác cán bộ vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập từ các khâu tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm đến khen thưởng và kỷ luật cần sớm được khắc phục. Đặc biệt, trước đó, ông Trương Quý Dương và Trần Văn Thắng là hai cán bộ đã từng vi phạm kỷ luật nhưng vẫn được xem xét, cất nhắc để bổ nhiệm lên vị trí có trọng trách cao hơn, đã thể hiện rõ các cơ quan có thẩm quyền vẫn lúng túng và thiếu dứt khoát trong công tác cán bộ. Dư luận đặt câu hỏi, nếu không phải ông Trương Quý Dương, Trần Văn Thắng là người đứng đầu BVĐK tỉnh và phòng Vật tư - thiết bị y tế hoặc họ thực sự sâu sát công việc và làm hết trách nhiệm được giao thì có thể ngăn ngừa được thảm họa xảy ra ngày 29/5/2017 ở BVĐK tỉnh?

 

                                               Nhóm pv Phòng XDĐ - NC

Các tin khác


Huyện Kim Bôi tổ chức lễ ra mắt Trung tâm Hành chính công huyện

(HBĐT) - Sáng 11/9, UBND huyện Kim Bôi đã đã tổ chức lễ ra mắt và đưa vào hoạt động Trung tâm Hành chính công huyện. Theo đó, trụ sở làm việc đặt trong khuôn viên UBND huyện, khu Tân Thành, thị trấn Bo. Ông Nguyễn Đình Chính, Phó Chánh Văn phòng HĐND & UBND huyện được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm.

Hiệu quả từ Đề án xây dựng xã “Văn hóa - quốc phòng - an ninh” ở Hòa Bình

(HBĐT) - Một trong những thành công của Đề án 03/ĐA - TU của Tỉnh uỷ Hoà Bình về "Củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và đảm bảo QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu” đó là việc cấp uỷ, chính quyền địa phương đã kết nối tổ chức Đảng với nhân dân và nhân dân đã đặt niềm tin vào tổ chức Đảng, tin vào những lời nói, việc làm của đội ngũ cán bộ, đảng viên (CB,ĐV)...

 Bài 2: Khi Đảng về với Hang Kia, Pà Cò

Thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận về Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi

 Đây là một trong những nội dung của phiên họp thứ 14 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, sẽ khai mạc vào sáng mai (11/9).

Đoàn Thanh niên NDCM Lào dâng hoa, thắp hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong khuôn khổ chương trình Giao lưu hữu nghị thanh niên Việt Nam - Lào, ngày 9-9, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng (TNNDCM) Lào đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên ở huyện Nam Đàn (Nghệ An).

Hiệu quả từ Đề án xây dựng xã “Văn hoá - quốc phòng - an ninh” ở Hoà Bình

(HBĐT) - Với mục tiêu củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và đảm bảo QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu), đến nay, sau 6 năm triển khai thực hiện Đề án số 03/ĐA-TU ngày 14/10/2010 của Tỉnh uỷ, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị đã bước đầu xây dựng thành công mô hình xã "Văn hoá - quốc phòng - an ninh” ở Hang Kia, Pà Cò. Đây được xem là động lực cho sự phát triển của vùng đồng bào dân tộc Mông của tỉnh Hoà Bình.

MTTQ huyện Lương Sơn chú trọng hoạt động giám sát, phản biện xã hội

(HBĐT) - Xác định giám sát, phản biện xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ và các đoàn thể, thời gian qua, MTTQ huyện Lương Sơn chú trọng phối hợp với các tổ chức thành viên triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội có hiệu quả, đi vào chiều sâu, thực hiện tốt Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể CT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục