(HBĐT) - Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, năm 2013, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh ta xếp thứ 62/63 tỉnh, thành phố. Đây là "hồi chuông báo động” về môi trường đầu tư kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển KT-XH của tỉnh. Đáng lưu ý, những điểm yếu nhất của tỉnh được xác định đó là: thủ tục hành chính còn rườm rà, trình tự các bước giải quyết còn chồng chéo; khả năng tiếp cận thông tin của doanh nghiệp còn khó khăn; tính năng động trong triển khai cơ chế, chính sách chưa cao... Tóm lại, mấu chốt của vấn đề là lề lối làm việc, kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức.


Ngày 23/5/2014, Chỉ thị số 29-CT/TU về việc "Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa công sở” được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ban hành đã thể hiện quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị trong việc chấn chỉnh lại đội ngũ CB, CC, VC nhằm củng cố hiệu quả, chất lượng công tác của các cơ quan, đơn vị.

Chỉ thị số 29-CT/T.ư ra đời vào thời điểm tỉnh đang tập trung quyết liệt cho việc sửa chữa 13 hạn chế, khuyết điểm được chỉ ra sau khi thực hiện kiểm điểm theo tinh thần NQT.ư 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Một trong những hạn chế nổi bật, gây bức xúc trong nhân dân đó là: tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; vấn đề kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Cần thiết siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính

Nhìn thẳng vào thực trạng kỷ luật, kỷ cương hành chính và văn minh công sở của tỉnh giai đoạn 2012 – 2013, đồng chí Hoàng Minh Tuấn, UVTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy đánh giá: "Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo cải tiến lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại các địa phương, đơn vị. Tuy nhiên, việc quản lý lao động trong các cơ quan, đơn vị còn nhiều hạn chế và yếu kém, dẫn đến lãng phí thời gian lao động, làm cho năng suất, chất lượng hiệu quả công tác chưa cao. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức chưa đề cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Có tình trạng đi muộn, về sớm trong các cơ quan, công sở, nhất là vào buổi chiều, các cơ quan, công sở thuộc vùng sâu, vùng xa khá "vắng” cán bộ. Tình trạng uống rượu vào buổi trưa diễn ra khá nhiều, ảnh hưởng đến công việc và hình ảnh người cán bộ. Có hiện tượng CB, CC, VC đi việc riêng, việc cưới việc tang trong giờ làm việc gây khó khăn, bức xúc cho người dân khi đến giao dịch. Đôi khi còn có hiện tượng sử dụng xe công vào việc riêng. Thủ tục hành chính rườm rà, gây khó cho người dân, nhất là lĩnh vực đất đai phổ biến tình trạng trả hồ sơ vượt quá thời gian quy định.

Nguyên nhân chủ yếu của những khuyết điểm nêu trên là do các cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa chú trọng quản lý thời giờ làm việc; ý thức chấp hành quy định của một bộ phận CB, CC, VC còn yếu kém. Cấp ủy Đảng và người đứng đầu ở một số địa phương, đơn vị chưa gương mẫu, thiếu kiểm tra, đôn đốc trong việc tổ chức thực hiện, có lúc còn buông lỏng quản lý, nể nang, thiếu kiên quyết xử lý vi phạm trong lĩnh vực này.


Chi bộ xóm Khăm, xã Bình Sơn (Kim Bôi) họp bàn triển khai thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU.

Trước thực tế đó, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa công sở, kịp thời khắc phục những hạn chế trong thời gian vừa qua, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã tham mưu BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 29 với 5 nội dung cơ bản. Trong đó, tập trung cụ thể vào việc: "nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước”; "thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”; "đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các ngành kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen cao”, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; "kiểm soát thủ tục hành chính” và vấn đề văn hóa công sở, văn hóa giao tiếp của CB, CC, VC.

Chỉ thị số 29 ban hành đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng mạnh mẽ từ người đứng đầu, cán bộ, đảng viên cho đến quần chúng nhân dân. Chỉ thị được nhận định là hợp "ý Đảng, lòng dân”, đánh trúng vào tồn tại lớn nhất, hạn chế nổi bật nhất trong vấn đề kỷ luật, kỷ cương hành chính. Sau khi Chỉ thị được ban hành, các địa phương đã khẩn trương thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ từ khâu quán triệt, triển khai đến việc cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 29 với quyết tâm, tích cực, chủ động và sáng tạo. Chỉ thị được triển khai trực tiếp đến tận cán bộ, đảng viên, người lao động. Tuy nhiên, để chuyển động những cán bộ đã có sức "ỳ” hàng chục năm, thay đổi những thói quen lầm tưởng là "nét văn hóa” thì không thể đơn giản trong ngày một, ngày hai.

Quyết tâm và kiên trì đưa Chỉ thị đi vào cuộc sống

Có một thực tế là khi triển khai Chỉ thị số 29 về cơ sở đã vấp phải không ít trở ngại. Đồng chí Nguyễn Văn Thùy, Bí thư Đảng ủy xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) cho biết: "Văn bản hướng dẫn từ tỉnh đến huyện đầy đủ; đa số CB, CC, VC có nhận thức đúng đắn về Chỉ thị, tầm quan trọng của việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính. Tuy nhiên, nhiều xã tại các huyện, trong đó có xã Khoan Dụ, cơ sở vật chất trụ sở UBND xã xuống cấp; trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn còn thiếu và không đồng bộ. Công tác cải cách hành chính có nhiều đổi mới, các thủ tục hành chính cấp xã liên tục được bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ cũng tạo ra khó khăn trong giải quyết công việc. Kỹ năng quản lý, điều hành của đội ngũ lãnh đạo chưa chuyên nghiệp; việc phê bình, tự phê bình còn hạn chế; việc đánh giá xếp loại CB, CC, VC còn nể nang, hình thức. Đặc biệt, một bộ phận CB, CC, VC có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, thiếu ý chí phấn đấu; thiếu chủ động, tự giác trong chấp hành nội quy, quy chế, sức ỳ lớn; không muốn có sự điều chỉnh, thay đổi. Chưa nói đến việc sử dụng bia, rượu trong bữa trưa đã là thói quen như một nếp sinh hoạt cần có giải pháp kiên trì, hiệu quả mới điều chỉnh được. Do đó, chúng tôi xác định, trước tiên cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động để CB, CC, VC hiểu đúng, hiểu đầy đủ về Chỉ thị, từ đó tự giác có những điều chỉnh phù hợp. Địa phương cũng chú trọng thực hiện nghiêm việc phân công, phân nhiệm cho từng cán bộ, đảng viên”.

Cụ thể, tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, sau khi Chỉ thị số 29 ban hành đều đã rà soát, điều chỉnh, ban hành Quy chế làm việc cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ thực tế; thông báo phân công nhiệm vụ đến từng CB, CC, VC; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thi đua theo tháng, quý, năm. Đặc biệt là niêm yết công khai thủ tục hành chính và thực hiện nghiêm quy chế hoạt động tại bộ phận "một cửa”. Một trong những giải pháp quan trọng, thống nhất cao được triển khai từ tỉnh đến xã đó là việc người đứng đầu phải đi đầu, nêu gương.

Triển khai thực hiện phải gắn liền với kiểm tra đôn đốc - tinh thần chỉ đạo đó đã được triển khai xuyên suốt, đồng bộ từ tỉnh đến xã. Cấp ủy các cấp đã giao UBKT phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát. Đồng chí Nguyễn Ngọc Vân, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy huyện Lạc Thủy cho biết: Hoạt động kiểm tra, giám sát tập trung vào các nội dung như công tác quán triệt, tổ chức thực hiện Chỉ thị của cấp ủy; việc lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với cải cách hành chính, phát hiện và xử lý tham nhũng; việc xử lý đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Đặc biệt là giám sát thường xuyên các đảng viên và trưởng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh nếp sống văn minh, văn hóa công sở.

Cụ thể, liên quan đến Chỉ thị số 29, trong giai đoạn từ 2015 – 2017, BTV Tỉnh ủy và UBKT Tỉnh ủy đã tiến hành giám sát, kiểm tra đột xuất việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 29 đối với 11 tổ chức và 14 cá nhân, như: đồng chí Phó Bí thư Huyện ủy Kim Bôi, Giám đốc và các Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình, Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Cục trưởng và các Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh. Đồng thời thực hiện giám sát thường xuyên đối với các Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc.

BTV các Huyện, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy đã kiểm tra, giám sát đối với 118 tổ chức Đảng, 85 đảng viên. Tiêu biểu như BTV Huyện ủy Yên Thủy kiểm tra, giám sát 57 tổ chức cơ sở Đảng và 20 đảng viên... UBKT các Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy đã kiểm tra, giám sát đối với 76 tổ chức Đảng và 81 đảng viên. Qua kiểm tra đã kịp thời phát hiện, điều chỉnh, uốn nắn những tập thể, cá nhân thực hiện Chỉ thị số 29 chưa nghiêm túc. Việc kiểm tra, giám sát đã có tác dụng tích cực đưa Chỉ thị thực sự đi vào cuộc sống một cách sâu, rộng, hiệu quả.

(Còn nữa)

Bài 2: Điểm sáng thực hiện Chỉ thị số 29 - CT/TU


Dương Liễu

Các tin khác


Tọa đàm Tuổi trẻ tiếp bước truyền thống vẻ vang, mãi xứng danh bộ đội cụ Hồ

(HBĐT) - Ngày 15/9, tại trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình, Sở GD&ĐT đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề "Tuổi trẻ tiếp bước truyền thống vẻ vang, mãi xứng danh bộ đội Cụ Hồ”.

Đảng bộ xã Đông Bắc: Phát huy vai trò của đảng viên trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Từ một xã thuần nông, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, những năm gần đây, xã Đông Bắc (Kim Bôi) được đánh giá là một trong những xã có bước phát triển toàn diện. Có được kết quả đó là nhờ địa phương biết phát huy vai trò hạt nhân của tổ chức cơ sở Đảng, tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên, lấy đó làm khâu then chốt tạo nền tảng cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KT-XH địa phương.  

Chủ tịch nước Trần Đại Quang làm việc với lãnh đạo Ủy ban quốc gia APEC 2017

Tiếp tục các hoạt động của Năm APEC 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban quốc gia APEC 2017, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan về công tác chuẩn bị Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.

Tuổi trẻ huyện Lạc Thủy: Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

(HBĐT) - Cùng với thanh niên trong tỉnh, ĐV-TN huyện Lạc Thuỷ đã và đang nỗ lực, xung kích trên mọi mặt trận, góp phần thực hiện an sinh xã hội, đảm bảo AN-QP trên địa bàn huyện.

Cán bộ mặt trận ở cơ sở là phải gắn tuyên truyền với hành động

(HBĐT) - Đó là tâm sự của anh Bùi Văn Dân, Chủ tịch UB MTTQ xã Kim Bôi (Kim Bôi) khi nói về công việc của một cán bộ mặt trận ở cơ sở. Theo anh, người làm công tác mặt trận thì không những cần có sự nhiệt tình, tận tâm mà còn phải "nói đi đôi với làm, tuyên truyền gắn liền với hành động” thì bà con mới tin tưởng, nghe theo.

Sự cố y khoa nghiêm trọng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh - Nhìn từ công tác cán bộ

 Bài 2: Buông lỏng quản lý và lơ là, tắc trách trong thực thi công vụ (tiếp theo và hết)

 (HBĐT) - Theo Kết luận giám định hoá học số 2778-A/C54, ngày 14/6/2017 của Viện khoa học hình sự, Bộ Công an đối với các mẫu chất lỏng thu tại đầu cấp vào máy lọc thận số 10 và số 13; thu tại cổng dịch của máy chạy thận nhân tạo số 7, 12, 13; chất lỏng chứa trong 18 quả lọc máu được đánh số 01 và từ 03 đến 19... xác định hàm lượng Florua lần lượt là 49,0mg/l và 52,0mg/l. Đây là hàm lượng cao gấp 245 và 260 lần mức cho phép theo tiêu chuẩn AAMI với nước sử dụng cho chạy thận nhân tạo (hàm lượng Florua tối đa cho phép là 0,2mg/l). Tại kết luận giám định pháp y tử thi từ số 2705 đến 2913 đều xác định 8 bệnh nhân tử vong do ngộ độc Florua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục