Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tư, QH thảo luận tại Tổ về dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và dự án Luật An ninh mạng.

Tránh chồng chéo, trùng lặp với các luật có liên quan

Cho ý kiến về dự án Luật An ninh mạng, các ĐBQH Nghiêm Vũ Khải (Hải Phòng), Bùi Đức Hạnh (Thừa Thiên - Huế), Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc), Ngô Minh Châu (TP Hồ Chí Minh)… tán thành với sự cần thiết phải ban hành Luật An ninh mạng. Theo ĐB Ngô Minh Châu, trong bối cảnh nước ta phải đối mặt với sự đe dọa từ tội phạm sử dụng mạng gây mất an toàn thông tin quốc gia, hay một số tổ chức, cá nhân bị rình rập bởi các hình thức tấn công qua mạng như phần mềm gián điệp, phát mã độc để hủy hoại dữ liệu, đánh cắp thông tin, phát tán tài liệu gây phương hại đến an ninh quốc gia…thì dự án Luật phải góp sức phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, khắc phục hậu quả của các hoạt động tấn công mạng, khủng bố mạng.



Họp tổ Hải Phòng, Huế, Bình Phước, Vĩnh Phúc

Ảnh: Quang Khánh

Tuy nhiên, một số ĐBQH lưu ý, các quy định trong dự thảo Luật An ninh mạng còn trùng lặp, chồng chéo với Luật Cơ yếu, Luật Giao dịch điện tử, Luật An toàn thông tin mạng, Luật Quốc phòng, thậm chí chồng chéo cả về chức năng quản lý nhà nước giữa Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông. Theo ĐB Nghiêm Vũ Khải, an ninh mạng là chiến lược lâu dài và là một phần của an toàn thông tin mạng, cho nên cần xem xét, tính toán sự phù hợp, tương thích của dự án Luật với Luật An toàn thông tin mạng. Nhất là phương pháp đấu tranh, dự án Luật An ninh mạng phải tập trung điều chỉnh hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trên không gian mạng. Các quy định trong dự án Luật cần bám sát mục tiêu này.

Một số ĐBQH đề nghị, dự thảo Luật bổ sung quy định về phát triển nhân lực an ninh mạng. Đây phải là lực lượng tinh nhuệ, đặc biệt, kịp thời ứng phó với mọi nguy cơ khủng bố mạng. Bên cạnh đó, có ý kiến ĐBQH đề nghị quy định cụ thể hơn các hành vi bị nghiêm cấm theo hướng, cấm các hành vi xâm phạm, phá hoại, tấn công hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; cấm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử, không gian mạng để thực hiện các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; cấm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử, không gian mạng để xâm phạm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Không lạm dụng bí mật để che giấu thông tin

Cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, ĐBQH Đinh Duy Vượt (Gia Lai) cho rằng, từ khi Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2001 có hiệu lực đến nay, công tác bảo vệ bí mật Nhà nước đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, thời gian qua còn xảy ra tình trạng lộ, lọt nhiều bí mật nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng về KT - XH, quốc phòng - an ninh. Thậm chí, lộ, lọt bí mật nhà nước còn ảnh hưởng đến việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia và công tác khắc phục gặp nhiều khó khăn, tốn kém. Chính vì vậy, ĐB Đinh Duy Vượt cho rằng, cần thiết phải ban hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước thời gian vừa qua.


Họp tổ Hà Nội

Ảnh: Quang Khánh

Liên quan đến danh mục bí mật nhà nước, có ý kiến cho rằng, xác định danh mục bí mật nhà nước rất khó, vì bao hàm trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, cần làm rõ hơn khái niệm thế nào là bí mật nhà nước, tuyệt đối tránh lạm dụng bảo vệ bí mật nhà nước để bưng bít, che giấu thông tin vì mục đích nhóm, vì lợi ích cá nhân. ĐB Nghiêm Vũ Khải cho biết thêm, có trường hợp, các cơ quan cứ đóng dấu mật cho các văn bản, tài liệu, mặc dù thông tin trong các văn bản, tài liệu đó không phải là mật. Vì vậy, cần cân nhắc rất kỹ trường hợp nào văn bản đó là mật, trường hợp nào không phải là mật.

Một số ĐBQH khác cho rằng, dự thảo Luật mới chỉ tập trung quy định các biện pháp bảo vệ nhằm phòng, chống lộ, mất bí mật nhà nước. Trong khi đó, nhiều trường hợp bị lộ, bị mất bí mật nhà nước, nhưng không được phát hiện, xử lý kịp thời, để các thế lực thù địch khai thác, sử dụng bí mật nhà nước gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Vì vậy, dự thảo Luật cần bổ sung quy định về hoạt động của các cơ quan chức năng nhằm phát hiện việc lộ, mất bí mật nhà nước để kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục, hạn chế hậu quả. Quy định về các biện pháp hạn chế thiệt hại do việc lộ, mất bí mật nhà nước gây ra (như hủy bỏ, điều chỉnh, đình chỉ việc sử dụng bí mật nhà nước).

                                   TheoDaibieunhandan

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy: Đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử

Trong những năm qua, UBND huyện Lạc Thuỷ ban hành nhiều chương trình, kế hoạch nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) để phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV

Chiều 27/3, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV, năm 2024 tổ chức họp triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh lần thứ IV, năm 2024. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Xã Vĩnh Đồng đổi mới, nêu cao ý thức, tinh thần phục vụ nhân dân

Thân thiện, tận tâm, trách nhiệm là cảm nhận của chị Hà Thị Hoa (Mai Châu) khi đến làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) hay còn gọi là bộ phận "một cửa” của UBND xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Phát huy những kết quả, truyền thống đoàn kết, tạo khí thế mới để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ (*)

Ngày 26/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã phát biểu bế mạc hội nghị. Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Phong trào thanh niên tình nguyện lan tỏa và thiết thực

Thời gian qua, phong trào thanh niên tình nguyện được đông đảo đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh hưởng ứng, tham gia. Đây là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa xã hội to lớn, góp phần giáo dục đạo đức, lý tưởng cho thanh niên. Bên cạnh đó là cơ hội để đoàn viên, thanh niên giao lưu, học hỏi, trao đổi kỹ năng sống, nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ với cộng đồng.

Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm đồng chí Lê Hải Bình giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Chiều 25/3, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác nhân sự. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự và trao Quyết định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục