Ngày 15-11, các đại biểu Quốc hội (QH) làm việc tại hội trường. Buổi sáng, QH biểu quyết thông qua Luật Lâm nghiệp và thảo luận dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Buổi chiều, QH thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao.


Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường. Ảnh: VŨ ANH TUẤN

Bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng

Đầu giờ làm việc buổi sáng, QH biểu quyết thông qua Luật Lâm nghiệp, với 431 đại biểu QH tán thành, bằng 87,78% tổng số đại biểu.

Tiếp đó, thảo luận dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi), phần lớn ý kiến tán thành sự cần thiết sửa đổi để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, tăng cường hiệu quả, hiệu lực và tính minh bạch trong thực thi pháp luật về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hơn nữa thể chế về cạnh tranh, tăng cường tính minh bạch về độc quyền nhà nước. Đại biểu Trần Hồng Nguyên (Bình Thuận) và nhiều đại biểu đề nghị giải thích rõ nội hàm một số khái niệm, như: "hành vi hạn chế cạnh tranh”, "hành vi cạnh tranh không lành mạnh”, "lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền”, "độc quyền nhà nước”… Đồng thời, làm rõ tính khả thi khi mở rộng phạm vi điều chỉnh, nhất là trong trường hợp không có điều ước quốc tế liên quan cạnh tranh giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Tuy nhiên, nhiều ý kiến phân tích: Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh là phù hợp thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu thực tiễn hội nhập của đất nước. Trường hợp Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế thì cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, bảo đảm phù hợp pháp luật Việt Nam và quốc tế, đồng thời, cần quy định rõ hơn các đối tượng được mở rộng áp dụng để nâng cao tính khả thi.

Các đại biểu Triệu Thế Hùng (Lâm Đồng), Thạch Phước Bình (Trà Vinh), Trần Đăng Ninh (Hòa Bình) băn khoăn về quy định hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền của doanh nghiệp chỉ bị coi là vi phạm luật khi "có thể dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh”, nghĩa là phải chứng minh được tình huống giả định về hậu quả xảy ra trong tương lai để xử phạt. Nhưng cơ quan quản lý rất khó có cơ sở định lượng để chứng minh hậu quả khi hành vi mới xảy ra. Do vậy, cần nghiên cứu sửa lại quy định để bảo đảm tính khả thi. Bên cạnh đó, cần chỉnh sửa nội dung về phạt tiền đối với hành vi vi phạm của doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề cho phù hợp, theo hướng chỉ nên phạt tiền trong tổng doanh thu ngành, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp vi phạm, không phạt tiền toàn bộ các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh hình thức phạt tiền, đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đác Nông) kiến nghị, quy định thêm hình phạt tù từ 1 đến 5 năm đối với cá nhân, đình chỉ có thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm đối với pháp nhân vi phạm nhằm phù hợp, thống nhất theo quy định tại khoản 2, Điều 217 Bộ luật Hình sự.

Bày tỏ băn khoăn khi dự thảo luật đề xuất cơ quan duy nhất quản lý về cạnh tranh trực thuộc Bộ Công thương mà không phải là một cơ quan độc lập, đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) và một số đại biểu đề nghị quy định rõ trong dự thảo luật những hành vi bị cấm đối với cơ quan nhà nước, nhất là ở những lĩnh vực có doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương tham gia. Đồng thời, cũng cần quy định cụ thể vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này để tránh tình trạng quản lý cạnh tranh không bình đẳng.

Thảo luận việc kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, nhiều đại biểu cho rằng, các quy định cơ bản phản ánh đúng bản chất kinh tế, pháp lý của biện pháp kiểm soát, nhưng theo kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, nên bổ sung biện pháp kiểm soát về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, thay vì chỉ kiểm soát về giá cả, số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hóa, dịch vụ như quy định của dự thảo luật.

Cân nhắc cho phép đặt cược trong hoạt động thể thao

Buổi chiều, QH thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao (TDTT); nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại các vấn đề pháp lý chung quanh việc cho phép đặt cược trong một số hoạt động TDTT, vì hình thức kinh doanh này mới chỉ được thí điểm, điều chỉnh bởi Nghị định 06 do Chính phủ ban hành năm 2017. Trong hệ thống pháp luật hiện hành, chưa có khái niệm "đặt cược bất hợp pháp”, do đó, quy định về cấm lợi dụng hoạt động TDTT để tổ chức đặt cược bất hợp pháp tại khoản 7 Điều 10 của dự án luật chưa bảo đảm tính khả thi. Có đại biểu cho rằng, cá cược, đặt cược là các hoạt động nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, cần có nghiên cứu chuyên đề, báo cáo đánh giá tác động cụ thể đi đôi với tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 06 trước khi thông qua luật.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) và một số đại biểu cho rằng, dự án luật chưa chú trọng các môn TDTT quần chúng, cũng như cơ chế bảo tồn các hoạt động TDTT dân gian vì đây là "cái gốc” của hoạt động TDTT, từ cấp độ quần chúng đến thể thao thành tích cao. Do đó, cần xem xét, xác định rõ lĩnh vực nào, môn thể thao nào là trọng tâm, trọng điểm quốc gia để làm "đòn bẩy” cho tất cả các hoạt động TDTT của cả nước trong thời gian tới. Về nội dung kinh doanh hoạt động TDTT mạo hiểm và hoạt động TDTT bắt buộc có người hướng dẫn luyện tập, có ý kiến đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung toàn bộ Điều 56 của dự thảo luật theo hướng nghiên cứu và luật hóa để có thể điều chỉnh một cách đầy đủ các quan hệ phát sinh từ việc kinh doanh nêu trên.



Về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi), tôi kiến nghị mở rộng tới các lĩnh vực khác chứ không chỉ kinh tế. Thí dụ, trong lĩnh vực văn hóa, dịch vụ phát hành phim tạo ra lợi nhuận lớn, nhưng hiện nay doanh nghiệp điện ảnh nước ngoài có hệ thống rạp chiếu phim chiếm thị phần lớn, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, chèn ép nhà sản xuất phim Việt Nam phải chia lợi nhuận phim rất cao thì mới đồng ý cho phim Việt Nam chiếu ở rạp của họ. Hành động này có thể dẫn đến hạn chế cạnh tranh, đẩy doanh nghiệp điện ảnh của Việt Nam tới chỗ phá sản.

Đại biểu NGUYỄN ĐỨC KIÊN (Sóc Trăng)

Cuộc cạnh tranh hiện nay giữa ta-xi công nghệ Uber, Grab với ta-xi truyền thống cần được nhìn nhận tích cực để hoàn thiện thể chế cạnh tranh lành mạnh, trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường, trong điều kiện ngày càng xuất hiện nhiều phương thức kinh doanh và cạnh tranh mới. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ để người tiêu dùng được hưởng lợi.

Đại biểu TRẦN THỊ HIỀN (Hà Nam)

 

 

                                     TheoNhandan

Các tin khác


Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra việc khắc phục thiệt hại do mưa, lũ tại huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 15/11, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Đà Bắc, đi kiểm tra việc khắc phục thiệt hại do mưa, lũ gây ra trên địa bàn huyện. Cùng tham gia đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành.

Chuyển biến trong công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên tôn giáo

(HBĐT) - Huyện Lạc Thuỷ có gần 17.000 thanh niên, trong đó thanh niên tôn giáo khoảng 3.000 người, chiếm trên 17%, sinh sống chủ yếu tại 2 xã Khoan Dụ và Phú Thành. Những năm qua, công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên tôn giáo trên địa bàn huyện luôn được các cấp, ngành, trực tiếp nhất là tổ chức Đoàn, Hội quan tâm, chú trọng thực hiện.

Cử tri và đại biểu Quốc hội mong đợi gì ở phiên chất vấn?

Cử tri và đại biểu Quốc hội mong đợi các phiên chất vấn thực sự thẳng thắn, không né tránh những vấn đề mà người dân đang quan tâm cần được giải đáp.

Chủ tịch nước Trần Ðại Quang dự Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân tại Bắc Giang

Kỷ niệm 87 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18-11-1930 - 18-11-2017), sáng 14-11, Chủ tịch nước Trần Ðại Quang đã về dự Ngày hội Ðại đoàn kết toàn dân năm 2017 tại xã Tân Hưng (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang).

Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, kỷ luật nhiều cán bộ lãnh đạo

 Tại kỳ họp từ 7-9/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kỷ luật nhiều cán bộ lãnh đạo

T.Ư Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thăm và tặng quà cho nhân dân tỉnh ta bị ảnh hưởng mưa lũ

(HBĐT) - Ngày 14/11, Đoàn công tác của T.Ư Hội CTĐ Việt Nam do đồng chí Trần Quốc Hùng, Phó Chủ tịch T.Ư Hội CTĐ làm trưởng đoàn đã đến thăm và tặng quà cho nhân dân bị ảnh hưởng do mưa lũ tại tỉnh. Tiếp đoàn về phía tỉnh ta các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Hoàng Thanh Mịch, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh; đại diện lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục