(HBĐT) - Công đoàn ngành GTVT có 15 công đoàn cơ sở với trên 700 cán bộ, công nhân viên chức, người lao động (CNVC-NLĐ) tham gia sinh hoạt. Nhiều năm nay, tổ chức công đoàn ngành GTVT đã khẳng định vai trò chăm lo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho CB,CNVC-NLĐ, phối hợp với chính quyền đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành và tổ chức công đoàn cấp trên.


Các chế độ, chính sách đối với NLĐ đều được công đoàn cơ sở thực hiện nghiêm túc. 100% đoàn viên được tuyên truyền, học tập đường lối, chủ trương, chính sách liên quan đến lao động. Hàng năm, 100% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, hội nghị người lao động. Cán bộ, CNVC-NLĐ trong ngành được tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, điều kiện làm việc cũng được quan tâm đáp ứng yêu cầu công tác. Các chế độ, chính sách đối với NLĐ được thực hiện đầy đủ, 100% đơn vị nộp đúng, đủ BHYT, BHXH cho NLĐ, không để xảy ra tình trạng nợ đọng bảo hiểm. 90% công nhân lao động được khám sức khỏe định kỳ. Cùng với đó, tổ chức công đoàn và chính quyền đã có nhiều hoạt động chăm lo, hỗ trợ đời sống NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng…


Cán bộ, công chức bộ phận "một cửa” Sở GTVT thi đua cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đến giao dịch.

Từ sự quan tâm, chăm lo đến quyền lợi chính đáng của NLĐ đã tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước của ngành. Hàng năm, 100% công đoàn cơ sở hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, đẩy mạnh các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao; 85% nữ CNVCLĐ đạt danh hiệu giỏi việc nước, đảm việc nhà… Cán bộ, CNVC đi đầu trong các phong trào cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho tổ chức và người dân đến giao dịch; thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo; thi đua thực hiện các giải pháp bảo đảm ATGT; "Chung sức xây dựng NTM”, bảo đảm TTATGT; thi đua xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh…Theo đó đã tạo động lực để toàn ngành GTVT hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị hàng năm. Công tác quản lý Nhà nước về GTVT được nâng lên rõ rệt. Chất lượng tham mưu quy hoạch, quản lý quy hoạch GTVT được nâng cao, làm cơ sở huy động nguồn lực cải tạo, nâng cấp nhiều tuyến đường quan trọng như QL12 B, QL21, đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn - Tân Lạc; đường tỉnh 438, 435… Công tác kiểm soát phương tiện và người lái được siết chặt và đi vào nề nếp, không để xảy ra TNGT do lỗi của các phương tiện đã qua kiểm định.

Công tác bảo đảm TTATGT có chuyển biến tích cực, TNGT được kiềm chế. Chất lượng phương tiện, chất lượng phục vụ được nâng cao, đáp ứng yêu cầu đi lại của nhân dân. Hiện nay, ngành GTVT đang tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất, lao động giỏi, lao động sáng tạo và thực hành tiết kiệm, tạo bước đột phá trong hoạt động công đoàn, đưa công tác thi đua thực sự trở thành động lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của ngành GTVT trong giai đoạn mới.


L.C

Các tin khác


Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục