(HBĐT) - Sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 232 về "Quy định tiếp xúc, đối thoại với nhân dân”, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội đã tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc, đồng thời ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức tiếp xúc đối thoại đến tận cơ sở.

Xác định mục đích của tiếp xúc, đối thoại với nhân dân là dịp để người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và ý kiến tham vấn của nhân dân; đảm bảo quyền làm chủ và vai trò giám sát của nhân dân.

 

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 9/11 huyện, thành ủy ban hành kế hoạch tổ chức tiếp xúc, đối thoại gồm: Kỳ Sơn, Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Đà Bắc, thành phố Hòa Bình. Điển hình như đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tiếp xúc, đối thoại với nhân dân trong khu vực chuẩn bị đầu tư Dự án chăn nuôi bò thịt Nhật Bản và Trung tâm giết mổ gia súc tại xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn); Bí thư Thành ủy, lãnh đạo UBND thành phố tiếp xúc, đối thoại với nhân dân xóm Ngọc, xã Trung Minh thuộc diện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng…

 


T.S

 


Các tin khác


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với 6 tỉnh miền núi Tây Bắc

Chiều tối 7/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với lãnh đạo sáu tỉnh miền núi Tây Bắc gồm Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Điện Điên, Lai Châu, Sơn La về Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai.

Khai mạc Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam” – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý

(HBĐT) - Ngày 7/5, tại nhà văn hóa huyện Đà Bắc, Sở Thông tin và truyền thông phối hợp với UBND huyện Đà Bắc tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”. Dự lễ khai mạc có đồng chí Nguyễn Văn Chương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành, UBND huyện Đà Bắc cùng đông đảo cán bộ, chiến sỹ, các tầng lớp nhân dân và học sinh trên địa bàn huyện.

Tổng Bí thư: Khắc phục tình trạng "thân quen, cánh hẩu"

Tổng Bí thư: Cố gắng chỉ ra khâu đột phá là khâu nào? Đánh giá cán bộ hay sắp xếp, bố trí cán bộ? Khắc phục tình trạng "chạy chức, chạy quyền" hay "thân quen, cánh hẩu"

Những ngày lịch sử trong ký ức của chiến sỹ Điện Biên

(HBĐT) - Năm 18 tuổi, chàng thanh niên Lê Văn Tụng tình nguyện lên đường nhập ngũ. 22 tuổi, Lê Văn Tụng cùng triệu thanh niên thời đó đã xả thân, dầm mình trong mưa bom, bão đạn và làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Ký ức về những ngày lịch sử đó vẫn còn in đậm trong tâm trí của chiến sỹ Điện Biên năm nào.

Chiến dịch Điện Biên Phủ trong ký ức những người lính cựu Trung đoàn 12 - Hòa Bình

(HBĐT) - Những năm tháng đó chúng tôi đã ở đây (Hòa Bình - nơi cửa ngõ Tây Bắc) trực tiếp chiến đấu, làm đường, chuẩn bị cầu, phà để bộ đội chủ lực hành quân và các anh, chị em dân công hỏa tuyến vận chuyển lương thực, thuốc men tới chiến trường Điện Biên Phủ. Đó là những ký ức vẹn nguyên được những người lính cựu Trung đoàn 12 - E12 (Tỉnh đội Hòa Bình thời kỳ kháng chiến chống Pháp) ghi lại trong cuốn nhật ký của Trung đoàn "Một thời để nhớ”.

Mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc

64 năm trước, trên đại ngàn Tây Bắc của Tổ quốc, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu đã đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp, làm "chấn động địa cầu”, dựng lên một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục