(HBĐT) - Tính đến cuối năm 2017, tỉnh Hòa Bình có trên 225.000 trẻ em, chiếm 27% dân số toàn tỉnh, trong đó có 1.820 trẻ em hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; khoảng 40.000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, đó là trẻ em sống trong các hộ nghèo, trẻ em có bố mẹ đi làm ăn xa, bố mẹ mắc tệ nạn xã hội…

 


Trẻ em huyện Tân Lạc thể hiện tâm tư, suy nghĩ và mong muốn về cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em trong thế giới công nghệ số trong lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2018.

 

Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em, Sở LĐ-TB&XH luôn tích cực, chủ động tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành với nhiều giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác này trên địa bàn toàn tỉnh. Cụ thể là Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2013 - 2020; Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em và các vấn đề của trẻ em giai đoạn 2016 – 2020; Chỉ thị về tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em... Đặc biệt là triển khai Tháng hành động Vì trẻ em hàng năm; đồng thời tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để trẻ em được đảm bảo các quyền cơ bản và được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, nhất là các cấp, các ngành, địa phương luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

Một số kết quả nổi bật đó là: Đã giảm số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt từ 2.795 trẻ (1,27%) xuống còn 1.820 trẻ em (0,7%); giảm số trẻ em bị xâm hại tình dục từ 33 vụ xuống còn 19 vụ năm 2017; 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp, trợ giúp, chăm sóc; 100% trẻ em bị bạo lực, xâm hại được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn, giúp đỡ hòa nhập cộng đồng; 100% trẻ dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT. Công tác tổ chức tiêm chủng, chăm sóc sức khỏe trẻ em được đảm bảo; không có trẻ em nghiện ma túy; số trẻ em lang thang, trẻ em phải làm việc xa gia đình và trẻ em bị xâm hại, vi phạm pháp luật giảm rõ rệt. Trong năm 2017, số trẻ em được nhận quà tặng, học bổng từ các cấp, ngành, tổ chức và các nhà hảo tâm nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày Quốc tế Thiếu nhi, Tết Trung thu là 54.798 lượt trẻ với tổng giá trị trên 3 tỉ đồng. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh và Quỹ trẻ em các huyện, thành phố đã tích cực vận động các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ủng hộ bằng tiền, quà, hiện vật… để tặng trẻ em trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động hỗ trợ khám, chữa bệnh cho trẻ em khuyết tật được quan tâm. Từ đầu năm 2017 đến nay đã khám sàng lọc và tư vấn hỗ trợ về khuyết tật tim bẩm sinh cho hơn 6.000 trẻ em trên địa bàn tỉnh, trong đó có hơn 20 trẻ được phẫu thuật miễn phí về bệnh tim, vận động, phẫu thuật nụ cười. Xây dựng 2 công trình nước sạch tại 2 huyện Yên Thủy và Đà Bắc từ nguồn Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Hiện nay, 1.640 trẻ em được hưởng trợ cấp hàng tháng trên địa bàn tỉnh (trong đó, có 249 trẻ mồ côi; 1.357 trẻ khuyết tật; 1 trẻ HIV thuộc hộ nghèo; 33 trẻ được nuôi dưỡng tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh).

Việc xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh quan tâm, chú trọng. Trong năm 2017, có 205 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em, đạt 97,6%, tăng 30 xã so với năm 2016. 11 huyện, thành phố có Ban điều hành bảo vệ trẻ em; 100% xã, phường, thị trấn có Ban bảo vệ trẻ em.

Nhìn chung, trong năm vừa qua công tác bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ được chú trọng; đời sống văn hóa, tinh thần, phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ em ngày càng được bảo đảm. Tuy nhiên, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ còn bộc lộ một số hạn chế, đó là: Trẻ em chưa có nhiều điểm vui chơi an toàn, kinh phí tổ chức các hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em còn hạn chế. Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em tử vong do tai nạn thương tích vẫn xảy ra. Đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp cơ sở còn thiếu, kỹ năng nghiệp vụ còn hạn chế, đặc biệt trong công tác xử lý, tiếp nhận, can thiệp và hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại; công tác vận động quỹ Bảo trợ trẻ em trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn. Việc hỗ trợ, trợ giúp trẻ em chưa được thường xuyên...

Để công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao hơn, trong thời gian tới, các cấp, ngành cần tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả các chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em giai đoạn 2016 – 2020; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền và phát huy vai trò, trách nhiệm trách nhiệm của các ngành, đoàn thể, các địa phương trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Đổi mới công tác truyền thông tới các tổ chức, cộng đồng tham gia rộng rãi, tích cực về việc chung tay giải quyết các vấn đề của trẻ em tại địa phương. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, vui chơi, TD-TT và các hoạt động chăm sóc trẻ em nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu, Ngày gia đình Việt Nam..., duy trì và nâng cao chất lượng Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, vận động các nguồn lực trong xã hội trao, nhận học bổng, quà tặng hỗ trợ trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Tiếp tục kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp. Tăng cường truyền thông, giáo dục về Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em; đường dây tư vấn, hỗ trợ trẻ em 111; công tác phòng, chống tai nạn, thương tích đặc biệt là tai nạn giao thông và đuối nước. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và thực hiện quyền trẻ em tại địa phương, nhất là tại cấp cơ sở; kịp thời phát hiện, xử lý thông tin về trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần được trợ giúp, can thiệp và ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em.

Tháng hành động vì trẻ em năm 2018 với chủ đề "Vì cuộc sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em trong thế giới công nghệ số”, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, trong đó yêu cầu các cấp, các ngành tập trung triển khai các hoạt động trọng tâm: Tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và Diễn đàn trẻ em năm 2018; tổ chức các hoạt động vận động ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em; gặp mặt, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí bổ ích cho trẻ em trên địa bàn dân cư; phổ biến, giáo dục kiến thức, kỹ năng sử dụng các thiết bị công nghệ số an toàn, lành mạnh cho trẻ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quyền trẻ em để đảm bảo trẻ em được phát triển toàn diện, an toàn trong cuộc sống cũng như trên môi trường mạng internet.

 

Nguyễn Thị Linh Ngọc (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH)


Các tin khác


Kiểm soát việc lợi dụng sân sau để rút tài sản nhà nước và tham nhũng

Phiên thảo luận ở tổ về Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đã nhận được ý kiến tranh luận sôi nổi của các đại biểu Quốc hội.

Văn phòng UBND tỉnh tổ chức họp báo thông tin tình hình phát triển KT – XH 6 tháng đầu năm

(HBĐT) - Chiều ngày 31/5, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức họp báo thường kỳ nhằm thông tin tóm tắt tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2018. Đồng thời, giải đáp nhiều vấn đề liên quan đến các câu hỏi của báo chí trung ương, địa phương. Tham gia họp báo có đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh cùng đại diện các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.

Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện Đà Bắc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2018 – 2023

(HBĐT) - Trong 2 ngày (30 – 31/5) đã diễn ra Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện Đà Bắc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2018 – 2023.

UBND tỉnh đánh giá tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018

(HBĐT) - Ngày 31/5, UBND tỉnh đã họp thường kỳ tháng 5, đánh giá tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2018; thảo luận và cho ý kiến vào các tờ trình và dự thảo Nghị quyết để trình HĐNĐ tỉnh. Các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có các Uỷ viên UBND tỉnh; giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành trong tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố.

Việt Nam lên tiếng việc Philippines nâng cấp đường băng ở đảo Thị Tứ

Việt Nam đề nghị các bên cần kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình hay mở rộng tranh chấp ở Biển Đông.

Tham gia thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

(HBĐT)-Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, chiều 30/5, Tổ thảo luận số 16 gồm các Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Hòa Bình, Gia Lai, Hà Tĩnh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đã tiến thành thảo luận ở Tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục