Đại biểu Quốc hội Quách Thế Tản(Đoàn đại biểu Quốc hội Hòa Bình) tại phiên chất vấn tại hội trường
Tại phiên chất vấn này, đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình Bùi Thu Hằng
và Quách Thế Tản đã tham gia chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trả lời chất vấn của đại biểu Bùi Thu Hằng về sự mở rộng quá mức
quy mô đào tạo đại học trong những năm gần đây đã dẫn đến nghịch lý dư thừa nhân
lực, nhưng chất lượng nguồn nhân lực, trình độ đại học chưa đáp ứng được với yêu
cầu gây lãng phí và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Cử
tri hoài nghi, thiếu niềm tin đối với chất lượng giáo dục đại học hiện nay. Đề
nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ trưởng đối với tình trạng trên,
trong thời gian tới Bộ có giải pháp đột phá nào trong quản lý giáo dục đại học
và kiểm định chất lượng giáo dục đại học để nguồn nhân lực đại học thực sự đáp ứng
với yêu cầu phát triển của đất nước trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội
nhập quốc tế. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trả lời như sau:
Quy mô nếu xét sinh viên trên vạn dân thì chúng ta không phải là lớn so với khu
vực, ví dụ như hiện nay 238 sinh viên trên vạn dân, Trung Quốc thì 300 sinh viên/vạn dân, Nhật Bản
là 450 sinh viên/vạn dân còn Hàn Quốc hơn 600 sinh viên/vạn dân, nhưng quan trọng là chất lượng. Chất lượng của các
trường đại học chưa đạt yêu cầu, dẫn đến khi sinh viên tốt nghiệp ra trường không
có việc làm, nguyên nhân có nhiều, nhưng trong đó có nguyên nhân là từ nội dung
chương trình đào tạo chưa bám sát thực tiễn. Sinh viên thì có thể biết kiến thức
nhưng kỹ năng và các kiến thức liên quan đến thị trường lao động thì còn yếu kém,
chúng tôi nhận trách nhiệm trong vấn đề chỉ đạo các trường là phải đổi mới cách
tiếp cận về chương trình và tổ chức đào tạo. Đây cũng là một sự lãng phí nếu chúng
ta không chấn chỉnh các trường mở rộng quy mô mà không siết chặt chất lượng.
Đối với chất vấn của đại biểu Quách Thế Tản về giáo dục chính quy
và giáo dục thường xuyên trong giáo dục quốc dân thời gian qua đạt những kết quả
quan trọng trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài: Song cũng còn hạn chế bất cập nhất là về lĩnh vực giáo dục thường xuyên; Đề
nghị Bộ trưởng nêu rõ nguyên nhân vì sao giáo dục thường xuyên chưa đạt được kết
quả như mong đợi; Đồng thời, đề nghị Bộ trưởng cho biết định hướng và nhiệm vụ,
giải pháp nâng cao chất lượng, tiếp tục phát triển giáo dục thường xuyên thời
gian tới nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục cho mọi người, thúc đẩy việc học tập
của người lớn, xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Do thời gian phiên chất vấn có
hạn, không đủ thời gian để trả lời trực tiếp tại hội trường, Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành phiên họp đã đề nghị Bộ trưởng trả lời bằng văn bản
cho đại biểu sau.
Đại biểu Quốc hội Bạch Thị Hương Thủy
Chiều ngày 06/6/2018, sau khi nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ thay mặt Chính phủ báo cáo, giải trình, cập nhật thêm tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2018, một số vấn đề thuộc trách nhiệm chung của Chính phủ; Quốc hội đã chất vấn Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ về những nội dung liên quan đến 4 nhóm vấn đề (giao thông, vận tải, tài nguyên và môi trường, lao động, thương binh và xã hội, giáo dục và đào tạo) tại kỳ
Tại phiên chất vấn này, đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình Bạch Thị
Hương Thủy và Quách Thế Tản đã chất vấn Phó Thủ tướng về tình trạng công trình
đầu tư công đã hoàn thành nhưng chậm thanh toán và quyết toán vốn đầu tư gây
khó khăn cho các nhà thầu trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng; Công tác
quản lý trong lĩnh vực quản lý đất đai và ngân sách.
Đối với chất vấn của Đại biểu Bạch Thị Hương Thủy về việc hiện nay
có tình trạng công trình đầu tư công đã hoàn thành nhưng chậm thanh toán và quyết
toán vốn đầu tư gây khó khăn cho các nhà thầu trong việc bồi thường giải phóng
mặt bằng. Cụ thể là công trình đường 12B tỉnh Hòa Bình được khởi công từ năm
2010 và hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2013 nhưng vẫn còn nợ trên 57 tỷ đồng
tiền bồi thường giải phóng mặt bằng của người dân, dẫn đến những bức xúc và khiếu
kiện kéo dài. Tại kỳ họp thứ 4, đại biểu cũng đã gửi phiếu chất vấn nội dung này đến
Thủ tướng nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Đề nghị Phó Thủ tướng cho biết
trách nhiệm của Chính phủ về sự chậm trễ này và xin Phó Thủ tướng cho biết khi
nào người dân mới nhận được tiền đền bù giải phóng mặt bằng trên đoạn đường
12B. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã trả lời như sau: Vừa
rồi tất cả những công trình từ trước 2015 mà sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ,
nếu như đang còn dở dang hoặc chưa thanh toán vốn thì Chính phủ đã bàn trong đó
có quốc lộ 12b thì dứt khoát chúng ta phải giữ nghiêm kỷ luật về tài chính và
trình với Thường vụ Quốc hội để cho phép kéo dài những dự án mà trước năm 2015.
Còn những vốn dư của trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2016 - 2020
như đại biểu Bạch Thị Hương Thủy nói thì Thủ tướng đã có chỉ đạo, tức là Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp để tìm kiếm các nguồn vốn thích hợp khác
để thanh toán cho những dự án tương tự như dự án của đường Quốc lộ 12B này.
Chúng tôi coi đây là một nhu cầu rất chính đáng liên quan đến tiền nợ 57 tỷ đồng
về giải phóng mặt bằng. Sau cuộc họp Chính phủ chúng tôi sẽ ngồi cùng với các bộ
rà soát lại kỹ và chúng tôi sẽ báo cáo kết quả cụ thể với đại biểu Bạch Hương
Thủy cũng như đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình.
Đối với chất vấn của Đại biểu Quách Thế Tản về lĩnh vực quản
lý đất đai và ngân sách. Qua báo cáo của Tổng kiểm toán Nhà nước, thời gian qua
Tổng kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán 30 dự án, qua kiểm toán thấy rằng
có nhiều vi phạm và đã kiến nghị xử lý tài chính 4.500 tỷ đồng, đặc biệt cần
lưu ý các dự án BT chủ yếu sử dụng hình thức chỉ định thầu. Hình thức này dẫn đến
tiềm ẩn rủi ro trong vấn đề quản lý tài chính, thất thu ngân sách, quản lý nguồn
lực và dẫn đến cả vấn đề tham nhũng, lợi ích nhóm. Chính phủ xử lý vấn đề này
như thế nào? Trong năm 2018 trở đi khắc phục ra sao? Phó Thủ tướng Chính
phủ Vương Đình Huệ đã trả lời: Đại biểu đã nêu một thực trạng rất đúng
mà thông qua các báo cáo kiểm toán. Các dự án đầu tư công của chúng ta, trong
nhiều dự án cũng được thực hiện rất tốt nhưng cũng không ít các dự án có những
yếu kém, những sai sót và kể cả những sai phạm. Từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực
hiện đầu tư cho đến đưa công trình vào sử dụng. Khi lập dự án chi phí đầu vào
có vẻ rất khiêm tốn, lập rất nhanh, nhưng thi công lại kéo dài. Thậm chí có những
dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư. Như hôm trước trong nghị trường cũng đã có
nói đến vấn đề một dự án ba mươi mấy tỷ mà tăng lên đến 36 lần. Trước tình hình
này Chính phủ và Thủ tướng cũng đang yêu cầu phải thực hiện nghiêm theo Nghị
quyết 07 của Bộ Chính trị. Chúng ta phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong lĩnh
vực chi tiêu ngân sách, nhất là trong lĩnh vực đầu tư công. Tới đây, Chính phủ
sẽ trình với Quốc hội và đang mong muốn xin Quốc hội cho bổ sung trong kỳ họp
cuối năm này sửa đổi Luật Đầu tư công.
Trong phạm vi của Chính phủ, Chính phủ sẽ sửa đổi các nghị định liên
quan đến Luật Đầu tư công, bao gồm Nghị định 77, Nghị định 161 và Nghị định
136. Riêng nghị định sửa đổi ba nghị định này chúng tôi đã trình với Thủ tướng
và khả năng sẽ được ban hành vào trong tháng 6. Còn lại tất cả những vấn đề có
liên quan đến đầu tư công sẽ được trình Quốc hội, nếu Quốc hội chấp nhận sẽ cho
đưa vào xin ý kiến vào kỳ họp cuối năm. Nếu thông qua được một kỳ thì rất tốt,
không sẽ đầu của năm sau.
Những vấn đề sai phạm, quan điểm của Thủ tướng và Chính phủ xử lý
nghiêm, không có bất kể một ngoại lệ nào, không có vùng cấm. Trong báo cáo ra
Quốc hội trên cơ sở kết quả kiểm toán không chỉ xử lý về tài chính mà Thủ tướng
và các cơ quan đã xử lý trách nhiệm rất nhiều, có nhiều vụ đã chuyển qua cơ
quan điều tra.