(HBĐT) -  Trong 2 ngày 3,4/7, HĐND tỉnh khóa XVI đã tổ chức thành công kỳ họp thứ 6. Trên cơ sở thảo luận, xem xét toàn diện, khách quan, HĐND tỉnh đã thông qua 13 Nghị quyết nhằm tiếp tục thể chế các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ trương của BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác quản lý nhà nước, huy động nguồn lực phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh.. Báo Hòa Bình trích đăng (tóm tắt) nội dung một số Nghị quyết góp phần tạo cơ chế, nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

 


Đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI biểu quyết thông qua các Nghị quyết tại kỳ họp  thứ 6.

* Nghị quyết số 92/NQ- HĐND về " Tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất phi nông nghiệp tại các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh Hòa Bình quản lý sau khi được cổ phần hóa”

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém, bất cập, thực hiện có hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất phi nông nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh Hòa Bình quản lý sau khi cổ phần hóa. HĐND tỉnh yêu cầu UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:

1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh

a) Tiếp tục chỉ đạo, điều hành các cơ quan chuyên môn; UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là công tác quản lý và sử dụng đất phi nông nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý sau cổ phần hóa. Rà soát tổng thể, xem xét, đánh giá phương án sử dụng đất của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt so với thực tế sử dụng đất và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương đối với tất cả doanh nghiệp sau cổ phần hóa trên địa bàn tỉnh; hoàn thành trước tháng 6 năm 2019.

b) Chỉ đạo thanh tra toàn diện về tình hình quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do tỉnh quản lý sau cổ phần hóa trên địa bàn tỉnh. Kịp thời xử lý thu hồi các diện tích đất sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, đề xuất phương án đấu giá quyền sử dụng đất để tăng thu cho ngân sách Nhà nước; hoàn thành trước tháng 9 năm 2019.

c) Xem xét, giải quyết việc thu hồi và xây dựng phương án sử dụng đất đối với đất của các doanh nghiệp trả lại Nhà nước; ký hợp đồng thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành; hoàn thành trước tháng 5 năm 2019. Kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các trường hợp vi phạm trong quá trình sử dụng, chuyển nhượng, cho thuê đất. Có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nợ tiền thuê đất, nợ thuế sử dụng đất.

2. Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển; tích cực phối hợp với các sở, ngành có liên quan để chủ động trong công tác kiểm tra, thanh tra, bảo đảm doanh nghiệp sau cổ phần hóa thực hiện quản lý, sử dụng đất đai đúng mục đích, hiệu quả, chấp hành đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

3. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý sau khi cổ phần hóa

Tiếp tục thực hiện rà soát lại toàn bộ quỹ đất được giao quản lý, sử dụng; xác định nhu cầu sử dụng đất đai. Căn cứ kế hoạch, định hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để xây dựng phương án sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt làm cơ sở thực hiện thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; nhằm mục đích tổ chức quản lý, sử dụng đất chặt chẽ, hiệu quả, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, đảm bảo mĩ quan đô thị; thực hiện nộp tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, chế độ báo cáo theo quy định.

UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện Nghị quyết này.Thường trực, các Ban của HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này theo quy định của pháp luật.

*Nghị quyết 96/NQ-HĐND "Về việc thông qua danh mục bổ sung các dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, vì mục đích quốc phòng, an ninh; các dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện đầu tư năm 2018 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Quyết Nghị

1. Danh mục bổ sung các dự án cần thu hồi đất

Tổng số dự án bổ sung cần thu hồi đất là 58 dự án, với tổng diện tích thu hồi 303,28 ha. Bao gồm: đất trồng lúa 29,49 ha, đất rừng phòng hộ 11,72 ha, đất khác 262,07 ha (Gồm có: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng sản xuất, đất ở,...), phân loại các nhóm dự án cụ thể như sau:

a)Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương: 14 dự án, diện tích 8,81 ha (trong đó: đất trồng lúa 6,11 ha; đất khác 2,70 ha).

b) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương (Giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải) : 23 dự án, diện tích 91,12 ha (Trong đó: đất trồng lúa 5,80 ha; đất khác 85,32 ha).

c) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, xây dựng, tôn tạo công trình tín ngưỡng; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa: 8 dự án, diện tích 79,46 ha (Trong đó: đất trồng lúa 2,69 ha; đất rừng phòng hộ 11,72 ha; đất khác 65,05 ha).

d) Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp: 13 dự án, diện tích 123,89  LINK Excel.Sheet.8 "D:\\THI HANH LUAT DAT DAI\\DU THAO to trinh cua tinh va bieu lien ket\\00 - CONG TRINH THU HOI DAT HOA BINH (sang 23_6).xls" "BIEU 01 TINH HOA BINH!R184C5" \a \t  \* MERGEFORMAT ha (Trong đó: đất trồng lúa 14,89  LINK Excel.Sheet.8 "D:\\THI HANH LUAT DAT DAI\\DU THAO to trinh cua tinh va bieu lien ket\\00 - CONG TRINH THU HOI DAT HOA BINH (sang 23_6).xls" "BIEU 01 TINH HOA BINH!R184C6" \a \t  \* MERGEFORMAT ha;  LINK Excel.Sheet.8 "D:\\THI HANH LUAT DAT DAI\\DU THAO to trinh cua tinh va bieu lien ket\\00 - CONG TRINH THU HOI DAT HOA BINH (sang 23_6).xls" "BIEU 01 TINH HOA BINH!R184C7" \a \t  \* MERGEFORMAT đất khác 109  LINK Excel.Sheet.8 "D:\\THI HANH LUAT DAT DAI\\DU THAO to trinh cua tinh va bieu lien ket\\00 - CONG TRINH THU HOI DAT HOA BINH (sang 23_6).xls" "BIEU 01 TINH HOA BINH!R184C9" \a \t  \* MERGEFORMAT ha).

2. Danh mục bổ sung các dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ (không tính các dự án thương mại, dịch vụ, cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm, quốc phòng, an ninh).

Tổng số dự án bổ sung cần chuyển mục đích sử dụng đất là 42 dự án, tổng diện tích chuyển mục đích sử dụng 43,79 ha. Bao gồm: đất trồng lúa 32,07 ha, đất rừng phòng hộ 11,72 ha, phân loại các nhóm dự án cụ thểnhư sau:

a)Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương: 11 dự án, diện tích 6,11 ha đất trồng lúa.

b) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương (giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải): 17 dự án, diện tích 5,80 ha đất trồng lúa.

c) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, xây dựng, tôn tạo công trình tín ngưỡng; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa: 3 dự án, diện tích 14,41 ha (Gồm có: đất trồng lúa 2,69 ha; đất rừng phòng hộ 11,72 ha).

d) Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp: 11 dự án, diện tích 17,47  LINK Excel.Sheet.8 "D:\\THI HANH LUAT DAT DAI\\DU THAO to trinh cua tinh va bieu lien ket\\00 - CONG TRINH THU HOI DAT HOA BINH (sang 23_6).xls" "BIEU 01 TINH HOA BINH!R184C5" \a \t  \* MERGEFORMAT ha đất trồng lúa.

3. Danh mục bổ sung các dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ (để thực hiện các dự án thương mại, dịch vụ, cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm).

Tổng số 22 dự án, tổng diện tích chuyển mục đích sử dụng 37,61 ha đất (Bao gồm: đất trồng lúa 22,89 ha; đất rừng phòng hộ 14,72 ha) để thực hiện các dự án thương mại, dịch vụ, cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

4. Danh mục bổ sung các dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ để thực hiện các công trình quốc phòng

Tổng số 02 công trình, tổng diện tích chuyển mục đích sử dụng 24,5 ha đất rừng phòng hộ để xây dựng các công trình quốc phòng.

Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

1. UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này; trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án thì UBND tỉnh trình HĐND tỉnh theo quy định của pháp luật.

2 UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện công tác điều chỉnh quy hoạch; thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, vì mục đích quốc phòng, an ninh; các dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật và báo cáo HĐND tỉnh hằng quý về kết quả thực hiện.

3. Thường trực, các Ban của HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.

* Nghị quyết Số: 94/2018/NQ-HĐND "Về mức phân bổ kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quyết định mức phân bổ kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông cho lực lượng Công an tỉnh và các lực lượng khác của địa phương tham gia công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (theo tỷ lệ % tổng số kinh phí), cụ thể như sau:

1. Phân bổ 70% cho Công An tỉnh (Bao gồm:Công an các cấp trong tỉnh).

2. Phân bổ 12% cho hoạt động của Ban An toàn giao thông tỉnh.

3. Phân bổ 8% cho hoạt động của Thanh tra giao thông tỉnh.

4. Phân bổ 10% cho hoạt động của Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố (trong đó 1,5% cho Ban An toàn giao thông thành phố Hòa Bình, 0,85%/01 Ban An toàn giao thông huyện).

* Nghị quyết Số: 97/2018/NQ-HĐND "Ban hành quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định trong việc quản lý, sử dụng, xử lýtài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý tỉnh Hoà Bình.

1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy định này quy định về việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Hoà Bình.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội (gọi tắt là cơ quan, tổ chức, đơn vị).

b) Đơn vị vũ trang nhân dân đóng trên địa bàn tỉnh đầu tư, mua sắm tài sản phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội do ngân sách địa phương đảm bảo.

c) Cơ quan hành chính của Đảng là Văn phòng Huyện ủy, Văn phòng Thành uỷ trong việc quản lý, sử dụng tài sản được nhà nước giao bằng hiện vật và tài sản được đầu tư mua sắm từ ngân sách nhà nước.

d) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

a) Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mua sắm sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực HĐND tỉnh đối với các loại tài sản sau:

- Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và tài sản khác gắn liền với đất.

- Xe ô tô các loại và các phương tiện giao thông khác.

- Tài sản là máy móc, trang thiết bị và các tài sản khác có giá trị từ 05 tỷ đồng trở lên/1 đơn vị tài sản (hoặc gói mua sắm) của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi tỉnh quản lý.

b) Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mua sắm tài sản cho các cơ quan, tổ chức đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp tỉnh quản lý (trừ tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều này): Tài sản là máy móc, trang thiết bị và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 05 tỷ đồng/1 đơn vị tài sản (hoặc gói mua sắm) của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp tỉnh; từ 01 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng/1 đơn vị tài sản (hoặc gói mua sắm) của các cơ quan đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp huyện.

c) Đối với các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh:

- Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương quyết định mua sắm tài sản khác có giá trị dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản (hoặc gói mua sắm) của đơn vị mình và Quyết định mua sắm tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản (hoặc gói mua sắm) của các đơn vị dự toán trực thuộc (trừ những tài sản quy định tại điểm a khoản này);

- Giám đốc, thủ trưởng các đơn vị dự toán trực thuộc các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương quyết định mua sắm tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản (hoặc gói mua sắm) tại đơn vị mình.

d) Đối với các huyện, thành phố:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định mua sắm tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng/1 đơn vị tài sản (hoặc gói mua sắm)của các đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp huyện (trừ những tài sản quy định tại điểm a khoản này);

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp huyện và tương đương (Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn,...), quyết định mua sắm các tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản (hoặc gói mua sắm) tại đơn vị mình.

đ) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nhiều nguồn vốn để mua sắm tài sản, trong đó có nguồn vốn ngân sách nhà nước thì thẩm quyền quyết định mua sắm tại đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

Nguồn kinh phí mua sắm: Từ nguồn được giao trong dự toán hàng năm và nguồn thu sự nghiệp trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức và chế độ do Nhà nước quy định.

Về thẩm quyền quyết định thuê tài sản

1. Thẩm quyền thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp:

Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp phục vụ hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi tỉnh quản lý (bao gồm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).

2. Thẩm quyền quyết định thuê tài sản khác:

a) Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thuê máy móc, thiết bị và các loại tài sản, hàng hoá, dịch vụ khác có giá thuê từ 100 triệu đồng trở lên/1 năm.

b) Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố quyết định thuê tài sản có giá thuê dưới 100 triệu đồng/1 năm trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức và dự toán kinh phí đã được cơ quan có thẩm quyền giao.

c) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nhiều nguồn vốn để thuê tài sản, trong đó có nguồn ngân sách nhà nước thì thẩm quyền quyết định thuê thực hiện theo quy định tại khoản 1 và điểm a, b khoản này.

Về thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản công

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi:

a) Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, tài sản khác gắn liều với đất; xe ô tô và phương tiện vận tải khác của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh.

b) Tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi tỉnh quản lý.

2. Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương quyết định thu hồi tài sản (trừ tài sản quy định tại khoản 1 điều này) có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng hoặc của các đơn vị dự toán trực thuộc.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi tài sản (trừ tài sản quy định tại Khoản 1, điều này) có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sảncủa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp huyện.

Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản công

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chuyển tài sản công đối với các loại tài sản sau:

a) Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô và phương tiện vận tải khác giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

b) Tài sản có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp tỉnh, giữa cấp tỉnh và cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.

2.Giám đốc Sở Tài chính quyết định điều chuyển tài sản (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, ôtô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp tỉnh, giữa cấp tỉnh và cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.

3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương quyết định điều chuyển tài sản (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

4.Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều chuyển tài sản (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, ôtô) có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản giữa các xã, thị trấn; giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp huyện.

5. Riêng đối với đơn vị sự nghiệp công lập, không thực hiện điều chuyển đối với tài sản công đang trong thời hạn thực hiện cho thuê, liên doanh, liên kết đúng quy định của pháp luật.

Việc thực hiện điều chuyển tài sản giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải đảm bảo nguyên tắc: tài sản được điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu, theo tiêu chuẩn định mức và nâng cao hiệu quả sử dụng của tài sản.

Thẩm quyền quyết định bán tài sản công

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bán tài sản sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đối với các loại tài sản sau:

a) Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và tài sản khác gắn liền với đất thuộc phạm vi cấp tỉnh.

b) Xe ô tô các loại và phương tiện giao thông khác giá trị còn lại từ 500 triệu đồng trở lên thuộc phạm vi tỉnh quản lý.

c) Tài sản là máy móc, trang thiết bị và các tài sản khác giá trị còn lại từ 05 tỷ đồng trở lên/1 đơn vị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi tỉnh quản lý.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bán các loại tài sản khác (trừ tài sản quy định tại khoản 1 Điều này) có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng đến dưới 05 tỷ đồng/1 đơn vị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thuộc phạm vi tỉnh quản lý.

3. Giám đốc Sở Tài chính quyết định bán tài sản (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp bao gồm cả quyền sử dụng đất, ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc dự toán ngân sách cấp tỉnh, giữa cấp tỉnh và cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.

4. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định bán tài sản nhà nước (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp bao gồm cả quyền sử dụng đất, ô tô) có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản thuộc phạm vi quản lý.

5. Riêng tài sản được hình thành từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo quy định (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định bán tài sản.

Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thanh lý:

a) Nhà thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và các tài sản khác gắn liền với đất có nguyên giá trên sổ sách kế toán từ 1 tỷ đồng trở lên/1 đơn vị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

b) Xe ô tô và phương tiện vận tải khác của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

c) Tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 1 tỷ đồng trở lên/1 đơn vị tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định thanh lý:

a) Tài sản là nhà thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và tài sản khác gắn liền với đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh có nguyên giá trên sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng/1 đơn vị tài sản.

b) Tài sản khác có nguyên giá trên sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng/1 đơn vị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định thanh lý:

a) Tài sản là nhà thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và tài sản khác gắn liền với đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có nguyên giá trên sổ sách kế toán dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản;

b) Tài sản khác (trừ những tài sản đã quy định tại khoản 1, khoản 2 điều này) có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

4. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc các Sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố quyết định thanh lý các loại tài sản (trừ những tài sản đã quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 điều này) có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 200 triệu đồng/1 đơn vị tài sản được giao quản lý, sử dụng.

5. Riêng đối với đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thanh lý đối với những tài sản thuộc phạm vi quản lý (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp bao gồm: nhà làm việc, công trình sự nghiệp, tài sản khác gắn liền với đất; xe ô tô và tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản).

Thẩm quyền quyết định tiêu huỷ tài sản công

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tiêu hủy tài sản có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định tiêu hủy tài sản có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/1 đơn vị tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định tiêu huỷ tài sản có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

4. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh quyết định tiêu hủy tài sản có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

5. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc các Sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định tiêu hủy tài sản có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 50 triệu đồng/1 đơn vị tài sản được giao quản lý, sử dụng.

Thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định:

a) Xử lý tài sản công là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, tài sản khác gắn liền với đất có nguyên giá trên sổ sách kế toán từ 200 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

b) Xe ô tô và phương tiện vận tải khác trong trường hợp bị mất, bị huỷ hoại của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

c) Tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định:

a) Xử lý tài sản công là nhà thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, tài sản khác gắn liền với đất có nguyên giá trên sổ sách kế toán dưới 200 triệu đồng/1 đơn vị tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

b) Các tài sản khác có nguyên giá trên sổ sách kế toán từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng /1 đơn vị tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định xử lý tài sản công có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng/1 đơn vị tài sản (trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 điều này) trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

4. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định xử lý tài sản công có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản (trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 điều này) trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại của đơn vị mình được giao quản lý, sử dụng.

Thẩm quyền phê duyệt phươngánxử lý tài sản phục vụ hoạt động của dựán

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phươngán điều chuyển tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, dựán thuộc phạm vi quản lý của địa phương; bán, thanh lý, tiêu hủy; xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan liên quan.

Thẩm quyền quyết định xác lập sở hữu toàn dân về tài sản

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với những tài sản quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định 29/2018/NĐ-CP ngày 05/03/2018 của Chính phủ.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản đối với những tài sản quy định tại khoản 7 Điều 7 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ.

Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định:

a) Phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc tỉnh quyết định tịch thu.

b) Phê duyệt phương án xử lý tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án tịch thu đối với các trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/03/2018 của Chính phủ.

c) Phê duyệt phương án xử lý tài sản là bất động sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, di sản không có người nhận thừa kế, hàng hóa tồn đọng đối với các trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại các điểm a, b, và d khoản 3 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/03/2018 của Chính phủ.

d) Phê duyệt phương án xử lý tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giải thể hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định giải thể theo uỷ quyền.

đ) Phê duyệt phương án xử lý tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân.

e) Phê duyệt phương án xử lý tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời gian hoạt động do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân.

f) Phê duyệt phương án xử lý tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân.

2. Trường hợp tài sản xử lý theo hình thức ghi tăng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định ghi tăng vốn theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật có liên quan là cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.

Thẩm quyền quyết định thuê quản lý vận hành tài sản công

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thuê quản lý vận hành trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

2. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp quyết định thuê quản lý vận hành tài sản của đơn vị mình được giao quản lý, sử dụng (trừ các tài sản quy định tại khoản 1 Điều này).

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định thuê quản lý vận hành tài sản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý (trừ các tài sản quy định tại khoản 1 Điều này).

Việc lựa chọn đơn vị có chức năng quản lý vận hành tài sản công quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Thẩm quyền quyết định bảo dưỡng, sửa chữa tài sản tại cơ quan nhà nước

1. Thẩm quyền quyết định bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.

2. Thẩm quyền quyết định bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định:

- Đối với trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và các tài sản khác gắn liền với đất có giá trị dự toán sửa chữa tài sản từ 500 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị dự toán cấp tỉnh và từ 01 tỷ đồng trở lên đối với các đơn vị dự toán cấp huyện;

- Đối với tài sản khác có giá trị dự toán sửa chữa từ 500 triệu đồng trở lên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

b) Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định bảo dưỡng, sửa chữa tài sản có dự toán sửa chữa tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng (trừ các tài sản quy định tại điểm a khoản này) của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

c) Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định bảo dưỡng, sửa chữa tài sản có dự toán sửa chữa tài sản dưới 100 triệu đồng (trừ các tài sản quy định tại điểm a, điểm b khoản này) của đơn vị mình được giao quản lý, sử dụng./.

 

                                                                                    T.H (tổng hợp) 

Các tin khác


Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" huyện Kim Bôi lần thứ VII

Ngày 26/4, Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Cựu chiến binh gương mẫu" lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 26/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học "Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng (BVNTTT) của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay”.

Thông tin kỳ họp lần thứ 26 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Ngày 26/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tiến hành kỳ họp lần thứ 26, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận các nội dung:

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tân Lạc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trong 2 ngày 25 - 26/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tân Lạc tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là đơn vị được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vân Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự và chỉ đạo Đại hội.

Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục