Sáng 22-8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã họp về công tác tổ chức Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN), được xem là một trong những sự kiện đối ngoại quan trọng nhất trong năm 2018 của Việt Nam.


Theo Ban tổ chức, Hội nghị dự kiến diễn ra từ ngày 11 đến 13-9, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia; có chương trình nghị sự với gần 60 phiên họp, hoạt động; trong đó, có nhiều phiên toàn thể được truyền hình, phát trực tiếp trên trang web của WEF và các hãng thông tấn có uy tín trên thế giới.

Đến nay, có tám tổng thống, thủ tướng các nước đã khẳng định dự Hội nghị. Đã có khoảng gần 40 đại biểu cấp bộ trưởng khẳng định dự Hội nghị. WEF ước tính, Hội nghị sẽ có khoảng gần 50 đại biểu cấp bộ trưởng dự.

Nhiều tổ chức quốc tế và khu vực như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); Ngân hàng Thế giới (WB); Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC); Ủy hội sông Mê Công (MRC), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP)... tham dự.

Đã có khoảng gần 800 đại biểu là lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới và khu vực khẳng định tham dự và dự kiến sẽ có thêm nhiều lãnh đạo tập đoàn quốc tế đăng ký tham dự. Hầu hết các tập đoàn dự Hội nghị WEF ASEAN nằm trong top 1.000 tập đoàn lớn nhất thế giới.

Phiên Khai mạc toàn thể Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch sáng lập WEF đồng chủ trì với sự tham dự của khoảng 800 đến 1.000 đại biểu.

Nhân dịp này, Hội nghị cấp cao Kinh doanh Việt Nam cũng sẽ được tổ chức với chủ đề "Việt Nam: Đối tác tin cậy - Kết nối sáng tạo” với hơn 1.000 đại biểu gồm các doanh nghiệp, tập đoàn lớn quốc tế và trong nước dự. Bên cạnh đó, Hội nghị có diễn đàn mở về "ASEAN 4.0 vì mọi người dân” với nội dung tập trung khởi nghiệp trong cách mạng công nghiệp 4.0.

Phát biểu ý kiến kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh việc tổ chức chuẩn bị của các bộ, ngành liên quan đối với sự kiện quan trọng được tổ chức bởi Việt Nam, quốc gia đầu tiên mà Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ký thỏa thuận hợp tác theo mô hình PPP (tháng 1-2017). Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phải tạo ấn tượng tốt đẹp về hình ảnh Việt Nam thông qua WEF ASEAN lần này tại Hà Nội. Mọi công việc phải được chuẩn bị chu đáo, có phương án cụ thể, kỹ càng để tạo nên ấn tượng tốt đẹp này. Thủ tướng lưu ý, việc đón tiếp chu đáo ngay từ sân bay, khi các đại biểu đặt chân tới Việt Nam, cho đến nơi ăn ở, thể hiện lòng mến khách, tình cảm, ân cần, hòa nhã.

Việc tổ chức Hội nghị WEF ASEAN cần bảo đảm hiệu quả, an ninh an toàn. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền không chỉ trong nước mà ra cả thế giới, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho báo chí tác nghiệp về Hội nghị. Với số lượng đại biểu tham dự đông, hơn 2.000 người, trong đó có nhiều tập đoàn nước ngoài, thì vấn đề kết nối, hợp tác đầu tư kinh doanh rất quan trọng. Các tiểu ban cần có phương án, kịch bản chi tiết, phân công cụ thể và tổ chức tổng duyệt, rà lại toàn bộ các công việc.

UBND TP Hà Nội cần quan tâm công tác chỉnh trang đô thị, tạo diện mạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp hơn, tạo ấn tượng tốt đối với bạn bè quốc tế đến tham dự về một Thủ đô văn minh, nề nếp. Nhắc lại thành công của một số hội nghị cấp cao gần đây tại Việt Nam như APEC, GMS-6 và CLV-10, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần "không được chủ quan” cũng như lưu ý việc huy động các nguồn lực xã hội trong việc tổ chức Hội nghị.

 

              TheoNhandan

Các tin khác


Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Sáng 20-8, tại xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên (An Giang), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20-8-1888 – 20-8-2018). Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự và đọc diễn văn kỷ niệm.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Người cộng sản mẫu mực, nhà lãnh đạo nổi tiếng của cách mạng Việt Nam

Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20-8-1888 – 20-8-2018), ngày 19-8 tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo T.Ư và Tỉnh ủy An Giang phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học: "Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Người cộng sản mẫu mực, nhà lãnh đạo nổi tiếng của cách mạng Việt Nam”.

Thăm chiến khu Cao Phong - Thạch Yên

(HBĐT) - Về thăm chiến khu Cao Phong - Thạch Yên những ngày này, được người dân kể về những ngày mùa thu cách mạng năm xưa. Ngày ấy, người dân nơi đây sục sôi khí thế đánh đuổi giặc Pháp. Phong trào cách mạng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, tạo thành khu căn cứ vững chắc, góp một phần không nhỏ vào thắng lợi chung của phong trào cách mạng trong tỉnh.

Ký ức “Trường Sơn du kích kháng Nhật học hiệu”

(HBĐT) - Trường học chỉ có duy nhất 1 lớp. Lớp học có 30 người, kể cả thầy hiệu trưởng. Để bảo vệ an toàn cho lớp học đặc biệt ấy, Ban cán sự Đảng tỉnh Hòa Bình yêu cầu phải tuyển chọn 36 tự vệ phố Vụ Bản ngày đêm canh gác chia thành nhiều vòng. Lớp học được khai giảng vào đầu tháng 8/1945 và do yêu cầu của tình hình thực tế, sáng ngày 17/8, lớp học đột ngột bế giảng. Thực hiện theo Quân lệnh số 1, học viên của lớp học chính là lãnh đạo quân sự các tỉnh khẩn trương xuyên rừng ngày đêm về địa phương lãnh đạo khởi nghĩa, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.

Lực lượng công an nhân dân - 73 năm chặng đường vẻ vang

(HBĐT) - Công an nhân dân (CAND) Việt Nam ra đời từ cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, được Đảng và Bác Hồ kính yêu giáo dục, rèn luyện, được nhân dân thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ, tin cậy trở thành lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Trải qua 73 năm (19/8/1945 – 19/8/2018), lực lượng CAND không ngừng trưởng thành, lớn mạnh về mọi mặt, lập được nhiều chiến công đặc biệt xuất sắc. Những chặng đường vẻ vang của CAND luôn gắn liền với trang sử hào hùng của dân tộc, khẳng định vai trò của CAND trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Tìm về nơi đầu tiên khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng

(HBĐT) - Mang theo niềm hướng khởi, tự hào tìm về nơi "nhóm lên ngọn lửa cách mạng” trong cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, tháng Tám năm 1945, chúng tôi về thôn Xuân Biều, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) vào những ngày mùa thu tháng tám lịch sử. Ngôi làng xinh xắn, yên bình nằm nép mình bên dòng sông Cầu thơ mộng đang vươn mình mạnh mẽ trong hành trình xây dựng nông thôn mới. Trong vóc dáng của công cuộc hiện đại hóa nông thôn nhưng đáng trân trọng biết bao khi chúng tôi dễ dàng cảm nhận tinh thần Cách mạng tháng Tám năm nào cùng niềm tự hào về vùng quê giàu truyền thống cách mạng vẫn thấm đượm trong ánh mắt, nụ cười và từng câu chuyện kể của người dân Xuân Biều.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục