(HBĐT) - Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, biết bao người con ưu tú đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng. Rất nhiều chiến sỹ đã bị địch bắt, bị tù đày, giam cầm, tra tấn bằng những thủ đoạn tàn ác nhất. Song, chính nơi ngục tù gian khổ ấy đã "mài sáng” ý chí, tinh thần anh dũng, kiên cường bất khuất, niềm tin vào thắng lợi của cách mạng...


Ông Nguyễn Gia Huệ tự hào với "gia tài” gồm các loại huân, huy chương, kỷ niệm chương được Đảng, Nhà nước tặng thưởng cho những đóng góp vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

 

Những bước chân tập tễnh trong cơn đau; những trận ho thắt ngực giữa đêm thường xuyên hành hạ, dày vò... đó là những di chứng dai dẳng còn lại sau những năm tháng bị địch bắt, tra tấn, tù đày suốt bao năm qua của người cựu binh Nguyễn Gia Huệ ở xóm Mận, xã Phong Phú (Tân Lạc). "Bọn cai ngục nó nghĩ ra được trò gì tra tấn dã man nhất, đau đớn nhất thì đều làm trên da thịt anh em mình”, ông Huệ mở đầu câu chuyện với chúng tôi về những năm tháng bị địch bắt tù đày một cách đau đớn, xót xa như vậy.

Sinh ra tại Ninh Bình, khi được 10 tuổi thì bố hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, năm 1963, Nguyễn Gia Huệ khi ấy mới 15 tuổi đã theo chú ruột lên phố Sấu (Yên Thủy) xây dựng kinh tế mới. 3 năm sau (1968), vừa tròn tuổi 18 ông đã viết đơn bằng máu để được lên đường ra trận. Những ngày đầu trong quân ngũ, Nguyễn Gia Huệ được biên chế về Sư đoàn 320. Sau 3 tháng huấn luyện tân binh, vào đúng ngày mùng 1 Tết năm 1969, khi cả đơn vị đang quây quần bên nhau vui vẻ đón xuân thì có lệnh "đi” B. Không kịp về qua nhà từ biệt người thân, ngay trong đêm đơn vị của Nguyễn Gia Huệ đã lên đường. Vào chiến trường, Nguyễn Gia Huệ được biên chế về Sư đoàn 305, Bộ Tư lệnh đặc công, sau đó chuyển về Trung đoàn 46 trực thuộc Bộ CHQS tỉnh Quảng Ngãi. Với nhiệm vụ là trinh sát chiến trường, chỉ thị mục tiêu cho các đơn vị đánh địch. Trong một lần đi trinh sát chiến trường, Nguyễn Gia Huệ không may bị thương và sau đó bị địch bắt. "Dù bị thương nhưng tôi vẫn bị địch tra khảo với đủ mọi cực hình rồi chuyển sang dụ dỗ. Không khai thác được gì ngoài cái tên giả là Nguyễn Thanh Kiên, binh nhất vừa vào chiến trường. Chúng đưa tôi về giam giữ tại Non Nước (Đà Nẵng). Đến tháng 5/1972 khi diễn biến chiến trường ngày càng trở nên ác liệt và có lợi cho ta, chúng đã chuyển toàn bộ anh em bị giam cầm ở đây ra Phú Quốc. Tại đây, hàng ngày anh em chúng tôi đều phải đối diện với cảnh tra tấn thừa sống, thiếu chết. Khi thì bị gậy sắt đánh, khi bị gót giày cao su giẫm, đạp lên ngực, bụng. Thậm chí, bọn cai ngục nó nghĩ ra được trò tra tấn gì dù độc ác, tàn bạo đến đâu cũng đều mang ra để hành hạ thân xác anh em. Thường thì sau những trận trận đòn roi, chúng tôi bị chúng nhốt "chuồng cọp” bằng dây thép gai đứng không được, ngồi cũng không xong. Khi đó, lúc thì chúng rắc muối, khi thì đổ nước, chán rồi chúng lại rắc vôi bột và lấy que sắt nhọn chọc vào người. Nhưng khủng khiếp nhất vẫn là bị nhốt vào két - xô (loại hòm thép đựng khí tài) phơi ngoài nắng. Trời nóng, trên người ai cũng chỉ có độc một chiếc quần đùi lại bị khủng bố bởi tiếng búa đập chát chúa bên ngoài rung thấu óc nhiều lúc cảm tưởng như không thể chịu đựng được...”, ông Huệ nhớ lại.

Dù thường xuyên bị tra tấn, chết đi sống lại, nhưng trong ngục tù, các chiến sỹ vẫn luôn giữ vững khí tiết cách mạng, đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua khổ ải, chết chóc. Bằng ý chí sắt đá, những chiến sỹ tù đày ở Phú Quốc như ông Huệ đã giữ trọn khí tiết để ngẩng cao đầu trở về với cách mạng, tiếp tục chiến đấu sau khi được trao trả theo Hiệp định Pari năm 1973.

Với ông Huệ, sau hơn 3 năm bị tù đày gian khổ, về với tổ chức, ông tiếp tục trở lại tham gia chiến đấu và được kết nạp Đảng. Khi hết chiến tranh, trở về với cuộc sống đời thường ông luôn nêu cao tinh thần cách mạng, trở thành đảng viên gương mẫu ở địa phương. Mới đây, ông đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Kỷ niệm chương "Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt, tù đày” để ghi nhận tinh thần kiên trung, bất khuất, góp phần vào thắng lợi sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.

Cũng như ông Huệ, cụ bà Nguyễn Thị Ân (89 tuổi) ở tổ 18, phường Phương Lâm (thành phố Hoà Bình) cũng là một chiến sỹ Cách mạng đã từng bị địch bắt tù đày. Trò chuyện với chúng tôi, bà kể: Tôi sinh năm 1929 ở Bách Thuận, Vũ Thư (Thái Bình). Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1945, khi ấy tôi vừa tròn 16 tuổi. Khi đó, được giao là Hội trưởng Hội phụ nữ xã. Là xã bị địch chiếm đóng thế nên thời kỳ đó hoạt động cách mạng cực kỳ khó khăn và nguy hiểm. Trong quá trình hoạt động cách mạng, tôi 7 lần bị địch rình, vây bắt nhưng đều trốn thoát. Đến lần thứ 8, khi đang tuyên truyền cách mạng cho chị em buôn bán ở chợ Tân Đệ thì bị địch bắt. Khi bắt được tôi, bọn lính ngụy tay sai cho giặc Pháp cứ gậy tre vụt thẳng vào người tôi ngay tại chợ...

Sau màn "dạo đầu”, cô thôn nữ trẻ được đưa về đồn Tân Đệ để tiếp tục tra khảo với những ngón đòn vô cùng tàn độc. Ngoài việc sử dụng tay chân, gậy gộc đánh đấm, bà còn bị giặc Pháp và tay sai dùng điện dí khắp người. Không biết ngất đi, rồi lại tỉnh lại bao nhiêu lần nhưng địch chẳng thu được một thông tin gì từ người nữ cán bộ này. Trước sự kiên cường và "cứng đầu” của bà, bọn địch cũng đã phải chùn tay. Không khai thác được gì, bọn chúng đành phải giam cầm người chiến sỹ cách mạng kiên trung này trong ngục tù. Nhưng cũng chính nơi ngục tù tối tăm, Nguyễn Thị Ân tiếp tục được rèn luyện. Để sau khi trốn khỏi nơi giam cầm, được sự giới thiệu của tổ chức, Nguyễn Thị Ân đã cùng với người anh cũng là người đã yêu thương bà về Hoà Bình tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng, đưa ánh sáng của cách mạng đến với đồng bào các dân tộc ở vùng rừng núi Tú Sơn (Kim Bôi)... Gắn bó với Hoà Bình, coi đây là quê hương thứ 2, ông bà đã ở lại vùng đất này để sinh cơ, lập nghiệp. Mới đây, bà cũng được Thủ tướng Chính phủ tặng Kỷ niệm chương "Chiến sỹ Cách mạng bị địch bắt, tù đày” ghi nhận tinh thần kiên trung, bất khuất, góp phần vào thắng lợi sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.

Ông Nguyễn Gia Huệ và cụ bà Nguyễn Thị Ân chỉ là 2 nhân chứng sống trong số các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt, tù đày hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh. Từ trong gian khổ, họ đã tỏa sáng bởi ý chí kiên trung, không chịu khuất phục trước kẻ thù. Chiến tranh đã lùi xa, nhắc tới họ cũng là nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay phải sống sao cho xứng đáng với quá khứ hào hùng của cha ông...

 

Anh Vũ

Các tin khác


Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 3-5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 (Ban chỉ đạo) tổ chức sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).

Tỉnh Hòa Bình tham gia Tọa đàm Kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam - Canada

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Hòa Bình cùng đoàn công tác Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao và các tỉnh bạn tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada đã đến thăm và có buổi làm việc với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver, Canada. Tiếp đón các đoàn công tác có đồng chí Phan Kiều Thu, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Vancouver, Canada.

Thanh niên huyện Cao Phong khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo

Với tinh thần nhiệt huyết, không ngại khó, thời gian qua, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Cao Phong đã năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả do đoàn viên, thanh niên làm chủ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Những năm qua, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Qua đó góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục