Tiếp tục chương trình làm việc ngày 5.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ, QH thảo luận tại Hội trường về việc về việc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết số 30/2016/QH14 về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.



Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày Báo cáo Tổng kết thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh tại Việt Nam

Ảnh: Quang Khánh

Theo Báo cáo Tổng kết thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày, cho thấy, sau khi QH ban hành Nghị quyết số 30/2016/QH14, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/2017/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Theo quy định của Nghị định số 07 và Nghị quyết số 124/NQ - CP của Chính phủ về việc bổ sung các nước có công dân được thí điểm cấp thị thực điện tử, đến nay Chính phủ quyết định thí điểm cấp thị thực điện tử cho công dân của 46 nước. Việc thực hiện nghị quyết đã đạt được những kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực an ninh - quốc phòng, đối ngoại cải cách thủ tục hành chính, đạt dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, phù hợp với chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16.1.2017 của Bộ Chính trị.

Báo cáo của Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ rõ, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Đó là một số người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh, xuất cảnh không đúng cửa khẩu đã được phê duyệt trên thị thực điện tử hoặc qua cửa khẩu quốc tế không có trong danh sách 28 cửa khẩu quốc tế quy định tại nghị định 07, số người nhập cảnh bằng thị thực điện tử chiếm tỷ lệ chưa cao so với tổng số người nhập cảnh vào Việt Nam.

.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ tổng kết thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam

Ảnh: Quang Khánh

Trình bày Báo cáo thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt cho biết, ngay sau khi Nghị quyết của QH được ban hành, Chính phủ đã khẩn trương và tích cực chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan chức năng xây dựng Nghị định quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam; bố trí nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất, kỹ thuật và các điều kiện đảm bảo để kịp thời thi hành Nghị quyết theo đúng thời gian QH giao. Ủy ban Quốc phòng và An ninh đánh giá cao việc tổ chức triển khai và kết quả thi hành Nghị quyết. Việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử đã đạt được những kết quả tích cực về đối ngoại, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Đồng tình với đánh giá về những hạn chế trong Báo cáo của Chính phủ, tuy nhiên, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Chính phủ cần đánh giá rõ hơn hiệu quả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của việc cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Đặc biệt là những hạn chế và nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động nhập cảnh của người nước ngoài bằng thị thực điện tử đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội của nước ta và định hướng giải pháp xử lý. Đồng thời, cần làm rõ, danh sách các nước có công dân thuộc diện thí điểm cấp thị thực điện tử và danh sách các cửa khẩu cho phép nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử đã phù hợp với nhu cầu thực tiễn chưa? Bởi theo Báo cáo của Chính phủ, nhiều nước có rất ít công dân đề nghị cấp và nhập cảnh Việt Nam bằng thị thực điện tử, thậm chí có nước không có công dân nhập cảnh Việt Nam bằng thị thực điện tử. Ngoài ra, cần đánh giá làm rõ hơn những nguyên nhân của hạn chế, trong đó tập trung làm rõ lý do đề nghị QH cho phép kéo dài thời gian thí điểm?

Thảo luận về vấn đề này, các ĐBQH cho rằng, việc cấp thị thực điện tử thời gian qua đã mang lại nhiều hiệu ứng tích cực và lợi ích to lớn cho Việt Nam; góp phần tiếp tục thu hút người nước ngoài vào Việt Nam du lịch, tìm cơ hội đầu tư, kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch.

Theo ĐBQH Bùi Mậu Quân (Hải Dương), chính sách cấp thị thực điện tử đã làm cho thủ tục hành chính về xuất, nhập cảnh trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách nước ngoài vào Việt Nam một cách dễ dàng; hợp với xu thế chung của khu vực. Việc thí điểm tạo điều kiện có thêm thời gian để hoàn chỉnh Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Cho rằng, việc thực hiện thí điểm đạt được nhiều kết quả tích cực, song ĐBQH Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội) cũng thẳng thắn, hiện tỷ lệ khách nước ngoài vào Việt Nam qua thị thực điện tử vẫn còn thấp. Đại biểu cho rằng, những nguyên nhân mà Chính phủ đưa ra đối với hạn chế này chưa thực sự thuyết phục.

Để khắc phục những hạn chế và giúp chính sách này đạt hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới, nhiều ĐBQH đề nghị Chính phủ quan tâm, triển khai mạnh mẽ, có phương án đa dạng hóa công tác tuyên truyền về chính sách cấp thị thực điện tử tới công dân các nước một cách rộng rãi, bởi rất nhiều khách nước ngoài còn chưa biết đến quy định này. Đồng thời, tăng cường các giải pháp công nghệ nhằm nâng cấp hệ thống quản lý thị thực điện tử để đảm bảo hoạt đông ổn định, thông suốt, đáp ứng nhu cầu hồ sơ ngày càng tăng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ phát biểu kết luận 

Ảnh: Quang Khánh

Phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ đề nghị, trong thời gian tiếp tục thực hiện thí điểm, Chính phủ khẩn trương chuẩn bị Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam để trình QH xem xét. Đồng thời, tiếp tục rà soát, đánh giá thật kỹ toàn bộ các danh mục, các nước được áp dụng, các cửa khẩu được nhập cảnh bằng thị thực điện tử để đảm bảo chặt chẽ và hiệu quả...

 

         TheoDaibieunhandan

Các tin khác


Đảng bộ VNPT Hòa Bình gắn xây dựng Đảng với hoạt động kinh doanh

(HBĐT) - Thời gian qua, Ðảng bộ Viễn thông (VNPT) Hòa Bình đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng bộ. Đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh (SX-KD), tạo dựng VNPT Hòa Bình luôn là lá cờ đầu trong lĩnh vực viễn thông - công nghệ thông tin (VT-CNTT) trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh trở thành trường dân tộc nội trú chất lượng cao của tỉnh



Bùi Văn Tỉnh
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy

(HBĐT) - Ngày 1/2/1958, Tỉnh ủy Hòa Bình quyết định thành lập ngôi trường mang tên "Trường thanh niên” theo đề xuất của Tỉnh Đoàn Hòa Bình. Ngày 1/4/1958, tại xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, nhà trường chính thức khai giảng lớp học đầu tiên. Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình (nay là trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh) đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp GD&ĐT nói riêng, phát triển KT-XH của tỉnh nói chung.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược

Sáng 4-11, tại Trụ sở T.Ư Đảng, Ban Chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021- 2026 họp cuộc đầu tiên, thông qua Quy chế làm việc, cách thức làm việc và bàn kế hoạch để xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ tới. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp, có các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư tham gia BCĐ và Tổ giúp việc của BCĐ.

Dứt khoát không đưa vào quy hoạch những người có biểu hiện suy thoái

Dứt khoát không đưa vào Quy hoạch những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, mất đoàn kết, gây rối nội bộ, tham nhũng tiêu cực, cơ hội chính trị như "con lươn, con trạch” là sau này rất khó.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gặp mặt học sinh, sinh viên tiêu biểu, xuất sắc

Chiều 3-11, tại Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật gần 60 học sinh, sinh viên tiêu biểu, xuất sắc.

Đoàn đại biểu tỉnh Hòa Bình tiếp xúc với một số doanh nghiệp Hàn Quốc

(HBĐT) - Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của đoàn đại biểu tỉnh Hòa Bình tại Hàn Quốc, sáng 3/11, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và các thành viên trong đoàn đã đã có buổi tiếp xúc, làm việc với các chuyên gia của một số doanh nghiệp nổi bật của TP seoul tại trụ sở của Cty Công nghệ cao ITL.


Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục