(HBĐT) - 65 năm trước, cả dân tộc Việt Nam cùng hướng về Điện Biên Phủ. 65 năm sau, vẫn điểm hẹn ấy - điểm hẹn của cả dân tộc với những con người từng làm nên chiến thắng "chấn động địa cầu” ngày 7/5/1954.
Về miền ban trắng
Theo dòng người, chúng tôi ngược đường 6 về với Điện Biên trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử. Những ngày này, thành phố Điện Biên Phủ rợp sắc cờ, hoa. Dòng người từ các miền xuôi ngược Tây Bắc cứ nối dài như điệu xòe bất tận. Trở về Điện Biên, trở về thành phố của lòng chảo - không phải chỉ về với hoa ban, với điệu xòe nồng say mà trong sâu thẳm là để tri ân những anh hùng hy sinh để có những mùa ban nở trắng trời.
Đường về Điện Biên Phủ không còn là con đường ngoằn ngoèo, nhỏ hẹp, gập ghềnh vực sâu, dốc núi. Hàng trăm km bon bon xe chạy vẫn còn đó những cánh rừng bạt ngàn hoa ban. Qua Mai Châu (Hòa Bình), sang đến đất Vân Hồ, Mộc Châu (Sơn La) - một trong những cung đường lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ mà hàng vạn thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến đã xẻ núi mở đường. Tháng 1/1954, trước yêu cầu khẩn trương chuẩn bị cho chiến dịch, Bộ Chính trị giao nhiệm vụ cho tỉnh Hòa Bình huy động lực lượng tham gia sửa gấp đoạn đường từ Mai Châu lên Mộc Châu. Thực hiện nhiêm vụ này, chỉ trong 20 ngày, Đại đội 55 (Trung đoàn 12 - Tỉnh đội Hòa Bình) cùng 3 Đại đội TNXP, hơn 3.000 dân công và nhân dân địa phương đã bạt núi mở 70 km đường kịp thời phục vụ mặt trận...
Cung đường từ Hòa Bình lên Điện Biên Phủ chẳng thể đếm được có bao nhiêu di tích gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân các dân tộc vùng Tây Bắc. Nhưng mỗi chặng đường xe qua lại nao nao nhớ về những tháng ngày gian khổ của thế hệ cha anh đi trước. 65 năm qua, cuộc sống đã đổi khác, cánh đồng Mường Thanh không còn chằng chịt dây thép gai và công sự kiên cố; không còn tiếng bom đạn nổ rát bên tai; không còn những trận đánh với tiếng hô "xung phong” dậy đất của những anh lính Điện Biên... Nhưng ở đó, vẫn còn những dấu tích chiến tranh, những bằng chứng xác thực về một thời lửa đạn.
Về Điện Biên, tôi thấy mình như là một anh lính trẻ!
Nghĩa trang Chiến dịch Điện Biên phủ (Nghĩa trang A1) khi chúng tôi đến, vẫn một màu trắng hoang hoải. Nhưng lạ, chẳng có cảm giác buồn, lạnh lẽo. Ngược lại, luôn là cảm giác gần gũi với nhịp đập những trái tim hồng của người lính tuổi 20 còn nằm lại.
Thành phố Điện Biên Phủ ngày nay, vẫn còn đó cánh đồng Mường Thanh ngút màu nắng với sóng lúa dập dờn; còn đó cầu Mường Thanh rầm rập quân đi; đồi A1 với dấu tích của khối thuốc nổ nghìn cân, còn đó sở chỉ huy của Pháp tại cứ điểm Điện Biên phủ nơi viên tướng Đờ Cát bị bắt sống vào buổi chiều muộn cách đây 65 năm... Nhưng Điện Biên Phủ ngày nay đã khác hoàn toàn so với thung lũng lòng chảo được quân Pháp lựa chọn để xây dựng một cứ điểm "bất khả xâm phạm”.
Trong chuyến hành trình trở về điểm hẹn Mường Thanh, chúng tôi được gặp, trò chuyện với nhiều chiến sỹ Điện Biên. Sau chiến thắng có người đã nhiều lần trở lại Điện Biên Phủ, có người lần đầu trở lại chiến trường xưa. Dù cho tóc đã bạc, lưng còng, chân đã chậm nhưng khi về đây, họ đều tràn đầy sức sống. Bởi Điện Biên Phủ vẫn còn trong ký ức của họ như thuở 18 - 20. "Về Điện Biên Phủ, tôi cảm giác như mình đang là một người lính. Vẫn còn vẳng bên tai tiếng hô "xung phong” của đồng đội”, một cựu binh già vui vẻ nói với những người cùng đi. Câu nói ấy như khơi lại dòng chảy ký ức trong mỗi người lính Điện Biên năm xưa, những câu chuyện không ngừng tuôn chảy: "nơi này chúng tôi đào hầm, đào hào”, nơi kia "đại đội tôi bắn rơi máy bay”... và cả những ký ức về cây cầu Mường Thanh vắt ngang dòng sông Nậm Rốm khi họ trở về trong chiến thắng.
Nơi nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ, kính cẩn thắp nén hương tri ân cho những người đã anh dũng hy sinh, đôi mắt ai cũng đỏ hoe. "Lúc ấy, đơn vị tôi toàn là lính trẻ. Cứ sàn sàn nhau 21 - 22 tuổi. Trong mưa bom, bão đạn giữa lòng chảo Điện Biên Phủ, có thể chết bất cứ lúc nào. Nhưng khi ấy, cũng chẳng ai mảy may, đắn đo về ranh giới sống - chết, chỉ biết quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” - cụ ông Hoàng Văn Tố (87 tuổi), quê Hưng Yên - một chiến sỹ Điện Biên năm xưa xúc động chia sẻ khi trở lại thăm chiến trường xưa.
Vũ Phong
(HBĐT) - Tháng 3 được Ban Bí thư T.Ư Đảng chọn làm Tháng Thanh niên từ năm 2004. Trải qua 16 năm thực hiện, Tháng Thanh niên đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi của tuổi trẻ huyện Lạc Sơn. Triển khai Tháng Thanh niên năm 2019 với chủ đề "Thanh niên tình nguyện vì cộng đồng”, các cấp bộ Đoàn huyện Lạc Sơn đã đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, tạo sức lan tỏa rộng khắp trên địa bàn toàn huyện.
(HBĐT) - Nhuận Trạch và Hòa Sơn là 2 xã được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Lương Sơn. Đảng bộ xã Nhuận Trạch đang khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện trong thực hiện chương trình, kế hoạch xây dựng xã NTM .
Bài 2: Điện Biên Phủ qua những hồi ức
Sau 65 năm, chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa nay đã trở thành một thành phố trẻ nhộn nhịp sức sống. Con đường Võ Nguyên Giáp chạy dài suốt trung tâm thành phố như gợi nhắc muôn đời về người Đại tướng kính yêu cùng trận chiến "lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu”. Những người lính góp phần làm nên chiến thắng đó nay không còn nhiều và đều đã trên dưới 90 tuổi.
Chúng tôi cảm thấy mình thật may mắn, khi vẫn được nghe chính nhân chứng lịch sử kể chuyện đánh trận năm xưa.
(HBĐT) - Ngày 4/5, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác đã thị sát tình hình đầu tư, vận hành các công trình thủy điện trên địa bàn huyện Lạc Sơn.
Bài 1: Mốc son chói lọi của lịch sử
Vào những ngày cuối tháng 4, nhóm phóng viên Báo SGGP trở lại Điện Biên Phủ khi thành phố này bắt đầu vào cao điểm chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 65 năm ngày chiến thắng. Không chỉ những người cựu chiến binh năm xưa, người dân nơi đây, mà cả những du khách, trong đó có chúng tôi, đều đang muốn lắng mình lại trong một cuộc trở về của hồi ức.