Sáng 28-5, Quốc hội nghe báo cáo và thảo luật về Luật đầu tư công sửa đổi, nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến bổ sung, hoàn thiện dự thảo luật.


Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên thảo luận Luật Đầu tư công (sửa đổi). Ảnh: TRẦN HẢI.

Giữ mức 10 nghìn tỷ đồng là dự án quan trọng quốc gia

Về tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị giữ nguyên các tiêu chí về tổng mức đầu tư trong phân loại các dự án như luật hiện hành. Song Chính phủ và một số đại biểu đề nghị điều chỉnh dự án quan trọng quốc gia từ mức vốn 10 nghìn tỷ đồng lên 20 nghìn tỷ đồng, mức vốn dự án A, B, C tăng lên tương ứng để phù hợp với thực tiễn.

Do còn ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình hai phương án xin ý kiến đại biểu. Phương án 1 là giữ tiêu chí như quy định hiện hành. Phương án 2 là điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia từ mức vốn 10 nghìn tỷ đồng lên 20 nghìn tỷ đồng, mức vốn dự án A, B, C tăng lên tương ứng gấp hai lần mức hiện hành, với lý giải để phù hợp thực tiễn biến động giá cả và quy mô dự án. Quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là nhất trí theo phương án 1.

Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu đã đồng tình với phương án 1, tức là giữ nguyên mức 10 nghìn tỷ đồng là dự án quan trọng quốc gia. Đại biểu Phạm Văn Tuân (Thái Bình) cho rằng, việc nâng cao tiêu chí phân loại dự án luật trọng điểm quốc gia từ 10 nghìn tỷ đồng lên 20 nghìn tỷ đồng là không cần thiết và chưa phù hợp với tình hình giai đoạn hiện nay. Luật Đầu tư công hiện hành đã có quy định về điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án luật đầu tư công trong trường hợp chỉ số giá có biến động lớn hoặc điều chỉnh lớn về phân cấp. Hơn nữa, tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia với tổng mức 10 nghìn tỷ đồng như hiện nay là không phát sinh vướng mắc trong quá trình triển khai luật hiện hành. Số dự án trình Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là không nhiều trong nhiệm kỳ vừa qua. Trong khi đó, con số 10 nghìn tỷ đồng đã là những dự án rất lớn cần phải được Quốc hội thông qua để bảo đảm cho việc theo dõi giám sát tiến độ thực hiện các dự án này, khắc phục dần những bất cập, hạn chế trong thời gian qua trong việc thực hiện dự án công trình trọng điểm quốc gia.

Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) cũng nhận định, mức vốn 10 nghìn tỷ không bất cập, Quốc hội khóa XIII, khóa XIV chỉ có hai dự án trình Quốc hội. Một quốc gia đang phát triển mà một năm có hai dự án là quá ít, điều chỉnh tăng lên 20 nghìn tỷ có thể sẽ không còn dự án nào trình Quốc hội. Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước mà điều chỉnh để Quốc hội không điều chỉnh dự án nào là bất hợp lý.

Còn theo đại biểu Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng), có sự nhầm lẫn về quy mô dự án với trình tự triển khai dự án. Qua giám sát của Ủy ban Kinh tế và Quốc hội, đại biểu Kiên lấy thí dụ về việc chậm triển khai các dự án từ nhóm A chuyển lên dự án trọng điểm quốc gia do Quốc hội phê chuẩn, như dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên. "Quá trình chuyển thế ai chịu trách nhiệm phê duyệt, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hay Chính phủ trình phê duyệt thì vướng ở chỗ đó chứ không vướng mức là bao nhiêu. Cả hai nhiệm kỳ Quốc hội chúng ta mới duyệt được hai dự án, có vướng gì đâu”, đại biểu Nguyễn Đức Kiên nói.

Quốc hội cần quyết định danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn

Một trong những vấn đề được thảo luận nhiều trong phiên thảo luận sáng nay liên quan đến thẩm quyền quyết định danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn. Về vấn đề này, nhiều đại biểu cho rằng,Quốc hội cần quyết định danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội cho rằng, việc quyết định danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn thể hiện quyền của đại biểu Quốc hội, đó cũng là trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trước nhân dân được quy định tại Hiến pháp. Theo đại biểu, việc Quốc hội quyết định danh mục thể hiện tính thống nhất, tính hợp hiến hợp pháp. Xét về bản chất, kế hoạch đầu tư công trung hạn và danh mục kèm theo chính là dự toán cho cả giai đoạn trung hạn, dự toán chi đầu tư phát triển. Nếu giao Chính phủ quyết định danh mục đầu tư công trung hạn đồng nghĩa với việc giao Chính phủ quyết định dự toán trung hạn. Điều này không phù hợp với Hiến pháp, ngược về quy trình, ngược về thẩm quyền, dẫn đến một nghịch lý đó là Quốc hội sẽ phải căn cứ vào danh mục mà Chính phủ đã quyết để ban hành dự toán hàng năm.

"Việc trình Quốc hội chính là bảo đảm tính công khai, dân chủ, công bằng cho 63 tỉnh, thành phố; và các đại biểu Quốc hội ngồi đây có thể trực tiếp tham gia ý kiến và phương án phân bổ cho chính địa phương mình. Đó là quyền của đại biểu Quốc hội và cá nhân tôi nghĩ rằng cần trân trọng điều này”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nêu ý kiến.

Đồng tình với đại biểu Vũ Thị Lưu Mai, đại biểu Lê Thanh Vân, Đoàn đại biểu Quốc hội Cà Mau, cho rằng, danh mục dự án là một bộ phận trung tâm hạt nhân, có tính chất quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn. Nếu tách rời danh mục dự án thì kế hoạch đầu tư công trung hạn không còn ý nghĩa. Như vậy, Quốc hội sẽ không còn vai trò, vị trí của mình là quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

"Trên thực tế, kế hoạch đầu tư công trung hạn sở dĩ trục trặc, không thực hiện được theo Luật Đầu tư công là do năng lực của bộ máy tham mưu giúp việc của Chính phủ chưa làm tròn trách nhiệm Quốc hội giao. Thực tế, Quốc hội đang phải có cơ chế linh hoạt trong Nghị quyết số 26 và Nghị quyết số 71, về mặt tổ chức quyền lực, quyền này chỉ có thể trao cho Thường vụ Quốc hội trong trường hợp cần thiết mà không thể trao cho Chính phủ”, đại biểu Lê Thanh Vân nêu ý kiến.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cũng cho rằng, về nguyên nhân việc giải ngân chậm, một số dự án chậm tiến độ, qua giám sát thực tế và qua Báo cáo của Chính phủ, nguyên nhân chính là do tổ chức thực hiện, do triển khai giải phóng mặt bằng chậm, do năng lực nhà thầu còn hạn chế.

"Vấn đề ở đây chúng ta cần mổ xẻ là đầu tư công chậm do vướng quy định pháp luật hay khâu tổ chức thực hiện của chúng ta chưa đạt yêu cầu. Nếu do vướng quy định pháp luật thì chúng ta sửa quy định pháp luật là cần thiết nhưng quy định pháp luật phù hợp nhưng khâu tổ chức thực hiện thiếu đồng bộ, nhất quán, tập trung, làm chậm trễ thì phải điều chỉnh ở khâu này chứ không sửa quy định pháp luật”, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh nói.

Phát biểu giải trình về vấn đề thẩm quyền quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định: "Chúng tôi hoàn toàn đồng ý thẩm quyền này thuộc về Quốc hội. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định tất cả những vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có vấn đề ngân sách và trong đó có vấn đề đầu tư. Tôi xin khẳng định lại như vậy”.

Tuy nhiên, Bộ trưởng chỉ ra vấn đề đó là, trong thực tiễn, kế hoạch đầu tư công trung hạn chỉ là một khung cho cả 5 năm còn Quốc hội vẫn quyết định, phê duyệt và giao kế hoạch ngân sách cho từng dự án theo ngân sách hàng năm. Trong khi đó,nhiệm kỳ vừa rồi, khối lượng dự án trong 5 năm là 9.600 dự án, nếu nhiệm kỳ tới cũng khoảng như thế thì đây là một khối lượng rất lớn nếu Quốc hội thực hiện quyền của mình để quyết định vấn đề này.

"Chúng tôi muốn việc đó giao cho Chính phủ thực hiện và Chính phủ phải làm, phải chịu trách nhiệm. Quốc hội vẫn phải bảo đảm quyền năng của mình là cơ quan quyết định cao nhất là phải quyết định tổng mức đầu tư của 5 năm đó là bao nhiêu, cơ cấu đầu tư là thế nào ngành nào, địa phương nào, vùng, miền nào; tiêu chí, nguyên tắc ra sao, thứ tự ưu tiên ra sao thì Quốc hội phải quyết và Quốc hội phải giữ. Chính phủ phải điều hành trong khung mà Quốc hội đã quyết”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Về nguyên nhân sửa luật, Bộ trưởng cho rằng, pháp luật không phải nguyên nhân chính trong vấn đề đầu tư công hiện nay, nhưng có một phần nguyên nhân mà chúng ta đã sửa, khắc phục trong dự thảo này như vấn đề phân cấp nhiều hơn, làm rõ quy trình, quy phạm hơn và đã đơn giản hóa nhiều. Đây chưa phải là vấn đề vướng mắc của luật nhưng nó làm tốt hơn cho bộ luật này. Trong giai đoạn vừa qua, luật Đầu tư công là một bước tiến quan trọng trong việc thu hút, sử dụng hiệu quả đầu tư công nhưng trong thực hiện còn nhiều vướng mắc, chủ yếu nằm ở khâu tổ chức thực hiện.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển khẳng định, "Hiến pháp năm 2013 đã quy định Quốc hội là người quyết định về mặt dự toán, Hội đồng nhân dân quyết định dự toán cấp địa phương. Cho nên một trong những yếu tố rất quan trọng đó là danh mục. Danh mục để chúng ta biết việc chi tiêu vào đâu, công khai, minh bạch. Quốc hội không quyết định tổng mức đầu tư của danh mục dự án đó, trong quy định của luật hiện hành giao cho các cấp, nếu nhóm A là Thủ tướng Chính phủ, B, C đã phân cấp rồi, còn trọng điểm quốc gia do Quốc hội, nên tôi nghĩ chuyện đó không có gì vướng mắc”.

TheoNhandan

Các tin khác


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa

Chiều 27-5, tại Nhà Quốc hội (QH), Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm và hội kiến các nhà lãnh đạo Vương quốc Thụy Ðiển

Ngày 27-5 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Thụy Ðiển, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Thụy Ðiển X.Lốp-ven. Trước hội đàm, hai Thủ tướng đã có cuộc gặp hẹp.

Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị

(HBĐT)-Ngày 27/5, ngày làm việc đầu tiên của tuần làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội dành cả ngày làm việc để nghe Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018 và thảo luận tại hội trường về nội dung này dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển.

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc huyện Lạc Sơn lần thứ XXIII

(HBĐT) - Trong 2 ngày (23 - 24/5), Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2019 - 2024. Có 193 đại biểu chính thức đại diện cho nhân dân các dân tộc trong toàn huyện về dự Đại hội.

Quốc hội sẽ chất vấn 4 thành viên Chính phủ

Sáng 27/5 Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã gửi văn bản xin ý kiến đại biểu về danh sách các nhóm vấn đề và bộ trưởng, trưởng ngành dự kiến đăng đàn trong phiên chất vấn tại kỳ họp lần này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu thăm chính thức Thụy Điển

Chiều 26-5 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay quốc tế Xtốc-khôm A-lan-đa, bắt đầu chuyến thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển theo lời mời của Thủ tướng Thụy Điển X.Lốp-ven.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục