(HBĐT) - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (gọi tắt là Trung tâm) đi vào hoạt động từ ngày 1/8/2017, mang theo sự kỳ vọng lớn của cấp ủy, chính quyền tỉnh: tạo bước đột phá về cải cách hành chính (CCHC), góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn. Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, Trung tâm không ngừng nỗ lực để làm tròn "sứ mệnh”, góp phần cải cách nền hành chính của tỉnh.


Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Quyết tâm cải cách hành chính

Thời điểm năm 2017, việc thành lập Trung tâm thực sự được coi là vấn đề bức thiết để thể hiện tư duy đổi mới, ý chí quyết tâm CCHC của cả hệ thống chính trị trong đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa liên thông của tỉnh. Qua đó khắc phục những bất cập trong việc phối hợp giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại các sở, ngành ở những thời điểm trước. Đồng chí Phạm Anh Quý, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Trung tâm cho biết: Quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục tại đây không có gì khác so với quy trình giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa ở các sở. Công chức các sở được cử về Trung tâm vẫn thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả, chuyển về các sở giải quyết như trước. Điểm khác biệt là người dân, doanh nghiệp chỉ cần đến liên hệ, nộp hồ và nhận kết quả giải quyết tại 1 đầu mối, thay cho việc nộp hồ sơ và trả kết quả tại các sở như trước đây. Như vậy, khi có nhu cầu giải quyết một hoặc nhiều TTHC, người dân và doanh nghiệp chỉ đến một cơ quan duy nhất là Trung tâm để nộp và nhận kết quả.

Trong quá trình giải quyết hồ sơ TTHC, bộ phận tiếp nhận luôn có sự kết nối với người có yêu cầu giải quyết bằng nhiều hình thức, thường là gọi điện thoại liên hệ trực tiếp để trao đổi hồ sơ đang vướng ở điểm nào, bị thiếu gì, cần bổ sung gì… để giải quyết công việc nhanh chóng hơn. Mặt khác, tất cả các TTHC đều được niêm yết trên trang thông tin điện tử của trung tâm, người dân, doanh nghiệp có thể tải về các mẫu văn bản, khai báo để hoàn thiện hồ sơ trước khi nộp về Trung tâm. Theo đó, giảm tối đa về chi phí, thời gian đi lại cho tổ chức, người dân và doanh nghiệp có nhu cầu giải quyết TTHC.

Hướng tới sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, tổ chức

Ngay từ khi đi vào hoạt động, Trung tâm đã xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả. Năm 2018, Trung tâm đã tham mưu cho lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành hoạt động của Trung tâm, tham mưu cho Văn phòng UBND tỉnh xây dựng Đề án "Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh”, Đề án "Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh”. Đến nay, cán bộ, công chức, viên chức đều làm việc với tinh thần "làm hết việc chứ không làm hết giờ”, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo hiệu quả công việc. Vì vậy, hầu hết các TTHC tiếp nhận đều được giải quyết và trả kết quả đúng thời hạn quy định, được người dân tin tưởng và đánh giá cao.

Năm 2018, Trung tâm đã tổ chức phát phiếu xin ý kiến của 1.760 tổ chức, cá nhân đến giao dịch về TTHC. Kết quả đánh giá cho thấy, 99,7% người được khảo sát đều hài lòng về việc giải quyết TTHC, cụ thể: mức độ hài lòng cao đạt 86,76%, mức độ hài lòng đạt 12,89%, mức độ bình thường đạt 0,34%; không có phiếu đánh giá ở mức độ thấp đối với cả 4 tiêu chí. 9 tháng năm nay, Trung tâm đã tổ chức phát phiếu xin ý kiến của 1.533 tổ chức, cá nhân đến giao dịch về TTHC. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng tháng thấp nhất đạt 85,8%, tháng cao nhất đạt 96,06%. Riêng kết quả đánh giá về thái độ của công chức, viên chức luôn đạt tỷ lệ cao, từ 94 - 99%, không có phiếu đánh giá ở mức độ giao tiếp không thân thiện hoặc khó chịu. 

Đồng chí Phạm Anh Quý chia sẻ: Trong thời gian tới, Trung tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân nắm vững thông tin, quy trình, quy định trong việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của đội ngũ công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ giải quyết TTHC, hướng tới sự hài lòng cao nhất của người dân, doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn.

 Thúy Hằng


Các tin khác


Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục