Bài 3 - Kiến tạo lớp người mới, giỏi chuyên môn, vững tay nghề 
Trong xưởng may của Công ty TNHH Midori Apparel Việt Nam Hoà Bình tại Khu công nghiệp (KCN) Lương Sơn, kỹ sư trẻ Nguyễn Thế Thẩm, Phó Trưởng bộ phận cơ khí thiết bị miệt mài nghiên cứu, sáng tạo nghĩ cách cải tiến dây chuyền vận hành. Gần 10 năm gắn bó, nhiều sáng kiến được anh tạo ra đã làm lợi cho doanh nghiệp (DN) hàng tỷ đồng. Ở vùng đất mà công nghiệp từng là "mảnh đất trũng” do thiếu lao động tay nghề cao, giờ đây Hòa Bình dần hình thành lớp lao động có kỹ năng, tay nghề.


Hơn 85% cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam (Khu công nghiệp bờ trái Sông Đà) có tay nghề kỹ thuật xếp hạng cao.

Tỉnh không chỉ kiến tạo nhà máy, KCN, mà còn kiến tạo "con người mới” cho thời đại mới. Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, thu hút người tài về làm việc trong hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng cán bộ… đó là đột phá mang tính nền móng trong tứ trụ chiến lược: quy hoạch - cải cách hành chính - nguồn nhân lực - hạ tầng.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đưa chúng tôi đi thăm hệ thống thiết bị, máy móc hiện đại của Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam tại KCN Bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình), anh Nguyễn Long, Quản đốc sản xuất cho biết: Công ty TNHH nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam là một trong những DN công nghệ cao nước ngoài đầu tiên đầu tư tại tỉnh Hòa Bình với số vốn đăng ký 11 triệu USD. Công ty đã có gần 25 năm gắn bó và sản xuất hiệu quả, phát triển bền vững, chuyên sản xuất các loại thấu kính quang học cao cấp dùng cho máy ảnh, máy quay, camera ô tô… Đây là lĩnh vực đòi hỏi người lao động phải có tay nghề cao. Do đó chúng tôi luôn khuyến khích cán bộ, công nhân viên tích cực nghiên cứu, đi học nâng cao trình độ. Đối với những cá nhân tự học tập nghiên cứu được đặc cách nâng lương theo bằng cấp đạt được. Đáng phấn khởi là theo kết quả thi tay nghề định kỳ hàng năm, đến cuối năm 2024, hơn 85% trong tổng số 845 cán bộ, công nhân viên của công ty đều có tay nghề kỹ thuật xếp hạng cao (đạt từ 85 điểm trở lên trong thang điểm chấm 100 điểm), đáp ứng tốt các yêu cầu tại vị trí công việc được giao.

Vấn đề nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động cho thấy một thực tế cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030 xác định đối với quy hoạch công nghiệp ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ; thu hút các DN công nghệ cao đầu tư vào tỉnh. Do đó, trước tiên tỉnh đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng và đổi mới giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Tỉnh đã ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển GDNN tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030. 

Hiện nay, các cơ sở GDNN trong tỉnh có sự điều chỉnh giảng dạy theo hướng giảm lý thuyết, nghiên cứu chuyển sang thực hành, rèn nghề; từ giảng dạy chủ yếu trên giảng đường, phòng thí nghiệm chuyển sang tập trung giảng dạy gắn với thực tiễn sản xuất - kinh doanh dịch vụ của DN. Các cơ sở GDNN mở nhiều ngành nghề đào tạo gắn với chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh và nhu cầu thực tiễn. Các nhà trường tích cực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, cải tạo khu ký túc xá, xây dựng các cơ sở thực hành, thực tập rèn nghề cho học viên. Đồng thời đẩy mạnh hợp tác với các tập đoàn, DN, cơ sở sản xuất, thương mại, kinh doanh dịch vụ để học sinh, sinh viên thực tập nâng cao tay nghề và giải quyết việc làm sau tốt nghiệp. Nhờ thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, trong giai đoạn 2021 - 2025 toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho khoảng 85.000 lao động, bình quân đạt 17.000 lao động/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từng năm. Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 64,5%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ ước đạt 27%. 

Tỉnh cũng tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm; mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, nhất là các thị trường có thu nhập cao, an toàn cho người lao động. Đồng thời hỗ trợ người lao động vay vốn chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm; hỗ trợ DN nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh được tiếp cận nguồn vốn của chương trình để hoạt động, tạo việc làm cho lao động địa phương. Kết quả, trong giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh ước có trên 94.100 người được giải quyết việc làm, trong đó 4.141 người đi làm việc ở nước ngoài (vượt kế hoạch đề ra). Tỷ lệ lao động trong nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm dần, dự kiến đến hết năm 2025, tỷ lệ lao động nông, lâm, ngư nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm còn dưới 48%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 1,8%, đạt mục tiêu kế hoạch để ra.

Quan tâm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Bên cạnh đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, tỉnh Hòa Bình xác định cần tập trung rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách đột phá, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào làm việc trong hệ thống chính trị và các ngành, lĩnh vực quan trọng của tỉnh. 

Thực hiện Nghị định số 140/2017/NĐ-CP, ngày 5/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, từ năm 2017 đến nay, tỉnh ta đã tuyển dụng được một số công chức, viên chức là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ về công tác tại tỉnh. 

Đánh giá cao hiệu quả thực hiện Nghị định số 140/2017/ NĐ-CP, đồng chí Bùi Văn Đường, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ cho biết: Năm 2020, nhà trường tuyển dụng được 2 giáo viên theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP. Đó là cô giáo Phạm Thị Mai, tốt nghiệp loại xuất sắc  hệ đào tạo chất lượng cao Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và thầy giáo Nguyễn Chí Tâm tốt nghiệp đại học loại giỏi, là thạc sỹ chuyên ngành Đại số và lý thuyết số Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Ngay sau khi các thầy, cô về công tác tại trường, Ban Giám hiệu đã tin tưởng giao các thầy, cô chủ nhiệm lớp chuyên, dạy môn chuyên, tham gia ôn luyện học sinh giỏi quốc gia. Năm 2023 khi lần đầu tiên được tin tưởng giao nhiệm vụ lãnh đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, cả 2 thầy, cô đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Đội tuyển Lịch sử do cô giáo Phạm Thị Mai lãnh đội đã đoạt 1 giải nhất, 1 giải khuyến khích quốc gia. Đội tuyển Toán do thầy Nguyễn Chí Tâm lãnh đội đoạt 1 giải ba, 3 giải khuyến khích quốc gia. Nhà trường rất hài lòng với kết quả công tác của các thầy, cô được tuyển dụng theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP và tin tưởng các thầy, cô tiếp tục đạt được những kết quả tốt hơn trong thời gian tới.  

Cùng với thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tỉnh  Hòa Bình cũng quan tâm thực hiện hiệu quả kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức, viên chức (CC,VC) trong các cơ quan, đơn vị. Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh mở 1.306 lớp đào tạo, bồi dưỡng và cử 130.816 lượt cán bộ, CC,VC tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định. Tỷ lệ CC,VC có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học có xu hướng tăng; CC,VC đáp ứng trình độ chính trị, tin học, ngoại ngữ đảm bảo theo quy định. Hiện nay, cán bộ, công chức hành chính cấp tỉnh, cấp huyện có trình độ tiến sĩ chiếm 1%; thạc sĩ chiếm 36%, đại học chiếm 62%; cao đẳng, trung cấp và sơ cấp chiếm 1%. Viên chức sự nghiệp và các tổ chức hội đặc thù có trình độ đại học chiếm 74%. Cán bộ, công chức cấp xã trình độ đại học chiếm 83%. Độ tuổi của CC,VC được trẻ hóa, số lượng CC,VC nắm giữ ngạch bậc có nhiều thay đổi, bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu trên cơ sở vị trí việc làm và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 

Không có tương lai phát triển nào lại thiếu vắng những con người giỏi giang, tâm huyết và phù hợp. Khi một tỉnh dám chọn con đường "đầu tư vào con người” như một chiến lược dài hơi, ấy là khi họ xác định muốn xây nhà cao phải có nền móng vững chắc. Những lớp người mới, từ công nhân tay nghề cao ở KCN, giáo viên trẻ tại trường chuyên, cho đến những CC,VC trẻ trong bộ máy đang từng bước hiện thực hóa khát vọng đổi thay, phát triển của xứ Mường. Nhưng để lớp người mới ấy phát huy trọn vẹn năng lực, khát vọng và vai trò dẫn dắt, họ cần một không gian phát triển tương xứng - một hệ sinh thái hạ tầng hiện đại, đồng bộ và đủ tầm vóc. Đó chính là lý do cùng với vun đắp nội lực con người, Hòa Bình dồn sức vào đột phá thứ tư: đầu tư cho kết cấu hạ tầng, để không chỉ dựng nên diện mạo mới, mà còn mở rộng "đường băng" cho tương lai.

(Còn nữa) 

Dương Liễu



Các tin khác


Gặp mặt cán bộ, thân nhân cán bộ công an chi viện chiến trường miền Nam 

Ngày 22/4, Công an tỉnh tổ chức gặp mặt cán bộ, thân nhân cán bộ công an chi viện chiến trường miền Nam nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Dự gặp mặt có các đồng chí: Bùi Thị Minh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và 120 cán bộ, thân nhân cán bộ công an chi viện chiến trường miền Nam. Đại tá Đỗ Thanh Bình, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì gặp mặt.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát tại Sở Tài chính

Sáng 22/4, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về ngân sách nhà nước (NSNN); quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (DN); quản lý DN và công tác quy hoạch tại Sở Tài chính. Tham dự có lãnh đạo một số ban, sở, ngành và DN trên địa bàn tỉnh.

Bốn đột phá chiến lược - mở “đường băng” cho Hòa Bình cất cánh

Bài 2 - Cải cách hành chính - gỡ nút thắt, mở cánh cửa phát triển 


 8,96% - đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Hòa Bình trong năm 2024, đứng thứ 11 cả nước. Khép lại năm 2024, Hòa Bình vươn lên vị trí 25/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạng Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, tăng 29 bậc so với năm 2020; Chỉ số cải cách hành chính (CCHC - Par Index) tăng 16 bậc so với năm 2020. Những con số "biết nói” ấy là minh chứng rõ nét cho nỗ lực thực hiện đột phá chiến lược hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư. Bởi để phát triển bền vững, không thể chỉ dựa vào những dự án lớn hay dòng vốn đổ về, mà cần hơn hết là một bộ máy đủ nhẹ để vận hành, đủ linh hoạt để điều chỉnh và đủ tâm huyết để phục vụ.

Xã Trung Thành - anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ

Xã Trung Thành (Đà Bắc) có vị trí chiến lược quan trọng, trong kháng chiến chống Pháp, chiến khu Mường Diềm (thuộc xã Trung Thành) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh Hòa Bình, đóng vai trò quan trọng, tiêu biểu cho xây dựng cơ sở và chuẩn bị lực lượng cùng quân và dân trong tỉnh cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), Trung Thành tiếp tục phát huy mạnh mẽ tinh thần kháng chiến kiến quốc, đóng góp sức người, sức của vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển hạ tầng để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển đồng bộ, toàn diện, bao trùm

Kết luận hội nghị về tình hình triển khai các dự án giao thông trọng điểm tại khu vực phía Nam vào chiều 21/4 tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, giải quyết thông suốt tất cả các phương thức giao thông đường bộ, hàng không, đường biển, đường sông, đường sắt thì Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thoát nghèo, phát triển; do đó chúng ta phải quyết tâm thực hiện, mỗi thế hệ làm một ít để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục