(HBĐT) - Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 129-KH/TU, ngày 6/2/2018 về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của BCH Trung ương Đảng khóa XII; Nghị quyết số 56/2017/QH14, ngày 24/11/2017 của Quốc hội về tiếp tục cải cách bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thời gian qua đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.



Bộ máy cấp ủy, chính quyền xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) hoạt động ổn định sau sắp xếp. 

Trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã chỉ đạo thực hiện sắp xếp lại các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, đối với cấp tỉnh giảm từ 31 Ban còn 3 Ban, cấp huyện giảm từ 145 Ban còn 11 Ban, cấp xã không còn Ban quản lý dự án (trước đây có 365 Ban). Sắp xếp lại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện đã giảm được 193 đơn vị, cụ thể: Về tổ chức hành chính, thành lập mới 1 tổ chức hành chính; đổi tên 3 chi cục; sáp nhập, hợp nhất, tổ chức lại đối với 6 phòng, Chi cục, Ban, giảm 3 phòng, Chi cục sau khi sắp xếp lại. Đối với đơn vị sự nghiệp, thành lập mới 18 đơn vị sự nghiệp (trong đó có 7 đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên); đổi tên 8 đơn vị; giải thể 8 đơn vị; cổ phần hóa 2 đơn vị; sáp nhập, hợp nhất, tổ chức lại 399 đơn vị; giảm 190 đơn vị sau khi sắp xếp lại.

Bên cạnh đó, thực hiện quy định mới hoặc sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức đối với 22 đơn vị sự nghiệp cấp sở sau khi thành lập mới hoặc sắp xếp, kiện toàn. Trên cơ sở rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, tỉnh đã ban hành quyết định quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định mới của các bộ, ngành Trung ương cho 100% cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, quy định mới chức năng, quyền hạn cho 9 chi cục, UBND cấp huyện, thành phố và 143 phòng chuyên môn trực thuộc. Thực hiện chủ trương "Sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và giảm số lượng thôn, tổ dân phố”, tỉnh đã ban hành Đề án và thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn. Đến nay, toàn tỉnh còn 1.524 thôn, xóm, tổ dân phố (gồm 1.335 thôn, xóm và 189 tổ dân phố), giảm được 535/2.059 thôn, xóm, tổ dân phố, tương ứng 26% so với trước khi thực hiện đề án.

Tỉnh cũng thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng biên chế. Hàng năm đều thực hiện giao biên chế cho các cơ quan, đơn vị, đồng thời thông báo chỉ tiêu và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong tỉnh thực hiện kế hoạch biên chế được giao; việc xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm luôn bảo đảm tiến độ và chất lượng. Tỉnh đã phê duyệt bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm công chức hành chính cho 12 sở, ban, ngành và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thành phố; phê duyệt Đề án vị trí việc làm gắn với bản mô tả công việc, khung năng lực đối với 100% trường mầm non và phổ thông công lập, 8 đơn vị khác để làm căn cứ thực hiện việc tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, bố trí, sắp xếp, sử dụng viên chức đơn vị. Thực hiện Đề án tinh giản biên chế tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2021, tổng số tinh giản của tỉnh giai đoạn 2015-2021 là 3.260 biên chế, tương ứng với 10% cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. Kết quả, từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh đã tinh giản được 1.428 người (trong đó, năm 2015 là 180 người; năm 2016 là 200 người; năm 2017 là 525 người; năm 2018 là 338 người; đến tháng 6/2019 là 185 người).

Cùng với thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 18, 19 của T.Ư, tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ quy trình, phương thức tổ chức thực hiện bổ nhiệm, đề bạt cán bộ chủ yếu dựa trên thành tích, kết quả công việc. Năm 2018, đã thực hiện thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp Sở của 5 sở, ngành với 6 vị trí, kết quả có 3 cán bộ trúng tuyển được Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm. Ngoài ra, có 4 sở, ban, ngành và 4 huyện thực hiện thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo cấp phòng và tương đương, kết quả có 9 thí sinh trúng tuyển với 9 vị trí thi tuyển. Cùng với đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã thực hiện giao việc cụ thể, gắn với trách nhiệm người đứng đầu, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ chính trị đã tạo chuyển biến rõ nét trong hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.


L.T

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục