Bài 1 – Từ sự phức tạp của công trình 
(HBĐT) - Những ngày đầu năm, xã Yên Phú (Lạc Sơn) như đại công trường. Tư tưởng "tháng giêng là tháng ăn chơi” trở nên lạc hậu trong suy nghĩ, hành động của người dân. Không chỉ là không khí hối hả trên đồng ruộng cho vụ sản xuất quan trọng của năm, mà còn là sự khẩn trương, hồ hởi trên những dự án, công trình trọng điểm của tỉnh đang triển khai thực hiện trên địa bàn xã - công trình hồ chứa nước Cánh Tạng. Ở đây đã từng có thời điểm công việc tưởng như bế tắc.



Nhờ sự đồng thuận của nhân dân trong bàn giao mặt bằng, hiện nay, công trình đập đầu mối Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng đang được khẩn trương thi công.

Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển KT-XH của tỉnh nói chung và các huyện Lạc Sơn, Yên Thủy nói riêng. Theo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu xây dựng hồ chứa điều tiết nguồn nước để bảo đảm cấp nước tưới cho 6.460 ha đất canh tác của 17 xã thuộc 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy; tạo nguồn cấp nước bổ sung cho các công trình ở hạ lưu trong mùa khô (trong đó tưới cho 2.500 ha ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa). Đồng thời, cấp nước cho 200 ha khu công nghiệp Lạc Thịnh (Yên Thủy); cấp nước sinh hoạt cho 3.500 hộ dân thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn). Dự án cũng tạo cơ sở cho phát triển kinh tế vùng theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần ổn định đời sống nhân dân các huyện.

Dự án xây dựng hồ chứa có dung tích khoảng 95 triệu m3, bao gồm các hạng mục: đập ngăn sông, tràn xả lũ, cống lấy nước và các công trình phụ trợ nằm trên địa phận xã Yên Phú (Lạc Sơn); hệ thống đường ống cấp nước nằm trên địa phận 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy. Thời gian thực hiện từ năm 2017 - 2022, tổng mức đầu tư 3.115 tỷ đồng, gồm vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017 - 2020; vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

Để thực hiện dự án, tổng diện tích phải giải phóng mặt bằng (GPMB) khoảng 1.238 ha, trong đó, đất cho công trình 728,5 ha, đất phục vụ tái định cư (TĐC) 510 ha. Xây dựng 3 khu TĐC (khu TĐC Yên Phú có 2 điểm, khu TĐC Bình Hẻm 3 điểm, khu TĐC Văn Nghĩa 3 điểm).

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng cho biết: Đây là công trình trọng điểm, có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang lại hiệu quả lớn cho 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy. Có thể nói, sau xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình thì đây là công trình lớn nhất. Chịu sức ép về tiến độ khi thời gian thực hiện và hoàn thành trong 3 năm, trong khi dự án có khối lượng bồi thường rất lớn. Có tới 652 hộ phải di chuyển, bố trí TĐC cho 630 hộ. Ngoài ra, tại các xã phải di chuyển hơn 1.800 ngôi mộ của các gia đình.

Không chỉ tác động trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày và lợi ích của các gia đình. Thực hiện dự án còn liên quan đến vấn đề tâm linh, phong tục tập quán trong việc mai táng của người dân tộc Mường, bởi xưa nay luôn quan niệm "đào sâu, chôn chặt”. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến dự án gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong thời gian đầu chưa nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Qua tìm hiểu được biết, đã có những cuộc lãnh đạo huyện, xã tổ chức họp dân không thành công. Có cuộc cả lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành về gặp gỡ, tuyên truyền, vận động nhưng chỉ từ một tín hiệu, tất cả bà con đứng dậy bỏ về.

Tiếp đó, là có xóm bà con không đồng ý chuyển đến điểm TĐC mới, vì lý do cách xa nơi sản xuất. Nhiều hộ có ý kiến giá đất tại nơi đến cao hơn nhiều giá đất bồi thường tại nơi đi nên chưa nhất trí với phương án TĐC. Một số chế độ, chính sách về bồi thường, hỗ trợ trong khung chính sách người dân còn có ý kiến thắc mắc, so sánh với quy định về bồi thường GPMB của tỉnh. Phần lớn diện tích đất lâm nghiệp của hộ dân trước đây được cấp theo Nghị định số 02, ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mục đích là rừng khoanh nuôi; cấp theo Quyết định số 672 của Thủ tướng Chính phủ ghi mục đích sử dụng là rừng phòng hộ. Vì vậy, theo quy định các hộ sẽ không được bồi thường về đất, gây khó khăn cho công tác GPMB. Trong khi thực tế sử dụng các hộ đã trồng cây keo được 3 chu kỳ... Cùng với đó, các yêu cầu về trình tự, thủ tục GPMB, đánh giá tác động môi trường rất phức tạp, thời gian kéo dài cũng là khó khăn khi triển khai dự án.

Riêng đối với xã Yên Phú, đồng chí Bùi Văn Đức, Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Để thực hiện dự án, xã phải thu hồi trên 200 ha đất, nhà ở của 252 hộ, di dời 268 ngôi mộ để bàn giao cho nhà thầu thi công các hạng mục. Đây là áp lực GPMB chưa từng có đối với địa phương. Bởi, không chỉ có phạm vi, đối tượng ảnh hưởng nhiều mà quá trình GPMB cho thấy, việc vận động di dời mồ mả khó gấp nhiều lần so với vận động người dân đồng thuận bàn giao nhà, đất vì liên quan đến tâm linh, phong tục tập quán lâu đời của địa phương. Tuy nhiên, với quan điểm đặt mình vào vị trí của người dân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đồng thời, áp dụng quy trình làm việc đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ, những khó khăn, vướng mắc đã dần được tháo gỡ.

Trao đổi về triển khai thực hiện dự án, đồng chí Bùi Văn Hành, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn cho biết: Dự án xây dựng hồ chứa nước Cánh Tạng có quy mô lớn, địa phương chưa làm bao giờ nên có nhiều trăn trở, lo lắng. Xác định đây là trách nhiệm lớn lao nên phải tính toán chi tiết để hoàn thành nhiệm vụ với T.Ư, với tỉnh. Do vậy, thời gian qua, huyện đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, vận động các hộ dân bị ảnh hưởng phải di chuyển để thực hiện dự án.

(Còn nữa)


Hoàng Nga


Các tin khác


Thành lập Hội Cựu Công an nhân dân huyện Cao Phong

Hội Cựu Công an nhân dân (CAND) huyện Cao Phong vừa tổ chức Đại hội thành lập Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.

MTTQ huyện Lạc Sơn: Đổi mới nội dung các phong trào thi đua

Thời gian qua, Ủy ban MTTQ các cấp huyện Lạc Sơn đã triển khai thực hiện rộng khắp các cuộc vận động, phong trào thi đua hướng về cơ sở với nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, tạo sự lan tỏa thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần cùng địa phương phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Dưới "mái nhà chung" của người làm báo

LTS: Có niềm vui, sự hứng khởi, có lòng say mê, nhiệt huyết và cả sự can trường, sẵn sàng dấn thân của người làm báo… để xây dựng nên những tác phẩm báo chí mang đậm hơi thở của cuộc sống đến với độc giả, khán thính giả. Đó là những điều đang có, đang tồn tại dưới "mái nhà chung” của người làm báo Hòa Bình - Hội Nhà báo (HNB) tỉnh Hòa Bình. Kết quả này được kiến tạo bởi tâm huyết của những người làm công tác Hội và sự góp sức tích cực của các hội viên nhà báo vì mục tiêu xây dựng HNB tỉnh Hòa Bình ngày càng vững mạnh. Nhân kỷ niệm 74 năm ngày thành lập HNB Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2024), Người làm báo Hòa Bình (NLBHB) có cuộc phỏng vấn nhà báo Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên BCH HNB Việt Nam, Chủ tịch HNB tỉnh Hòa Bình, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ huyện Tân Lạc

Việc triển khai thực hiện Quy định số 31-QĐi/TU của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB) tại Đảng bộ huyện Tân Lạc đã góp phần đạt được những kết quả tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chất lượng SHCB đi vào nền nếp, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng được nâng cao, phương thức lãnh đạo của đảng ủy cơ sở từng bước được đổi mới.

Kỳ họp thứ 7 dự kiến tổ chức thành hai đợt với nhiều nội dung quan trọng

Chiều 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Dự kiến kỳ họp thứ 7 sẽ diễn ra trong hai đợt vào tháng 5, tháng 6/2024.

Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT

Chiều 17/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục