(HBĐT) - Chỉ tiêu tỷ lệ đô thị hóa là 1/5 chỉ tiêu khó đạt của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Tuy nhiên, với sự tập trung chỉ đạo các nhóm giải pháp phát triển đô thị, sắp xếp đơn vị hành chính, đến hết tháng 1/2020, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đã đạt 29,72%, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra là tỷ lệ đô thị hóa phải đạt 25% vào năm 2020.

 


Tỉnh huy động tốt các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị thương mại. Trung tâm Thương mại bờ trái sông Đà được đầu tư đồng bộ tạo diện mạo cho thành phố Hòa Bình.

Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh thấp hơn mức bình quân của cả nước. Năm 2015, tỷ lệ đô thị hóa đạt 14,53%. Đến hết năm 2018 đạt 21%. Thời điểm năm 2018, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI, chỉ tiêu này rất khó đạt. Liên tiếp thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo ngành chức năng, các địa phương thực hiện giải pháp phát triển đô thị, theo đó, tỷ lệ phát triển đô thị được nâng lên rõ rệt. Đến tháng 9/2019, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 22,14%. Trong đó, dân số toàn tỉnh quy đổi 95,7 vạn người, người dân nội thị quy đổi trên 21,1 vạn người. Theo báo cáo của UBND các huyện, thành phố, tính đến hết năm 2019, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt 24,88%.

Thực hiện Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Sau khi sắp xếp, dân số nội thị tăng thêm so với năm 2019 trên 4,9 vạn người, nâng tỷ lệ đô thị hóa của toàn tỉnh lên 29,72%. TP Hòa Bình và huyện Lương Sơn là 2 địa phương có tỷ lệ đô thị hóa tăng mạnh khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính. Theo Nghị quyết số 830, nhập toàn bộ dân số, diện tích của huyện Kỳ Sơn vào TP Hòa Bình và tổ chức sắp xếp các xã, phường. Hiện, thành phố 10 phường và 9 xã.

Ngày 20/11/2019, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 986 công nhận thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) và khu vực mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV, theo đó, dân số nội thị tăng thêm 2 xã Nhuận Trạch, Hòa Sơn, tăng 18.000 người. Cùng với đó, các huyện khác cũng tổ chức đơn vị hành chính mở rộng thị trấn, tăng quy mô dân số nội thị. Như thị trấn Bo (Kim Bôi) nhập thêm toàn bộ diện tích và dân số các xã Hạ Bì, Kim Bình, dân số nội thị tăng thêm 11.466 người; huyện Tân Lạc thành lập thị trấn Mãn Đức trên cơ sở sáp nhập thị trấn Mường Khến, xã Quy Hậu, Mãn Đức, dân số sau sáp nhập là 14.655 người... 
Để nâng cao tỷ lệ đô thị hóa, theo Sở Xây dựng, năm 2020 và những năm tiếp theo cần triển khai lập quy hoạch các đồ án quy hoạch vùng huyện đối với các huyện: Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi, Đà Bắc. Lập, điều chỉnh quy hoạch đô thị mở rộng: TP Hòa Bình; thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc); thị trấn Bo (Kim Bôi); thị trấn Ba Hàng Đồi, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy); thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn); thị trấn Mãn Đức, thị trấn Phong Phú (Tân Lạc); thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy). Đối với TP Hòa Bình cần sớm lập quy hoạch chung mở rộng theo Nghị quyết số 830; lập quy hoạch phân khu các phường thành lập mới: Dân Chủ, Thống Nhất, Sủ Ngòi, Trung Minh. Huyện Lương Sơn sớm triển khai lập quy hoạch chung toàn huyện để làm cơ sở lập chương trình phát triển đô thị, triển khai các quy hoạch thành lập thị xã Lương Sơn sau năm 2025. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt 35-40%.

Bên cạnh đó, các ngành chức năng đã tham mưu UBND tỉnh thực hiện các nhóm giải pháp về phát triển đô thị đang được tính toán thực hiện như nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý quy hoạch, đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút các dự án phát triển đô thị; phát triển thị trường bất động sản, thực hiện rà soát các quỹ đất đô thị có lợi thế về thương mại, dịch vụ để đấu giá theo quy định, tạo nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị; phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh, phát triển đô thị bằng các dự án và chương trình lớn chịu ảnh hưởng của vùng thủ đô; thu hút đầu tư vào lĩnh vực đô thị tại các huyện, thành phố...

Tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, tổ chức giải quyết nút thắt trong giải phóng mặt bằng, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư trong và ngoài ngân sách, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình trọng điểm tạo sức lan tỏa thúc đẩy thương mại, dịch vụ. Bên cạnh đó, chỉ đạo các ngành và địa phương thực hiện các giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, tạo quỹ đất sạch thu hút các dự án đầu tư, hỗ trợ sớm đưa các dự án vào khai thác, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

                                                                                            LC


Các tin khác


Nhiều giải pháp xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

(HBĐT) - Phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; tăng cường công tác kiểm tra của tổ chức Đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đảng viên; đa dạng các nội dung học tập và làm theo Bác; chú trọng "tự soi, tự sửa" gắn với thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII)... Đó là những giải pháp hữu hiệu được Đảng bộ Quân sự huyện Cao Phong triển khai nhằm hiện thực hóa quyết tâm xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

Tổ chức 3 đợt cao điểm tuyên truyền Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng

Đó là một trong những nội dung chính của Kế hoạch số 369-KH/BTGTW ngày 18/2/2020 về tuyên truyền Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vừa được Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Diễn biến dịch COVID-19 vẫn phức tạp, tuyệt đối không được chủ quan

Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 nêu rõ, diễn biến dịch bệnh COVID-19 trong thời gian tới vẫn tiếp tục hết sức phức tạp và khó lường, tuyệt đối không được chủ quan

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng Giám đốc Aeon Mall Việt Nam

Chiều 28-2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng Giám đốc Aeon Mall Việt Nam I. Y-a-xư-chư-gư.

Đề cao vai trò của người đứng đầu trong công tác phòng, chống dịch COVID-19

Việt Nam đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19 nhờ những chỉ đạo, giải pháp quyết liệt, cùng sự chung tay, đồng lòng của chính quyền và người dân.

Nhiều ý kiến góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII

(HBĐT) - Ngày 28/2, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh tỉnh khóa XVI trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Hội Luật gia tỉnh, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh; thành viên các Hội đồng tư vấn Ủy ban MTTQ tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục