Năm nay, lễ dâng hoa kỷ niệm 150 năm ngày sinh Lenin được tổ chức trong điều kiện phòng chống dịch COVID-19 nên quy mô và nghi lễ đã được điều chỉnh phù hợp.



Tượng đài Lenin. (Nguồn: TTXVN)
Nhân dịp kỷ niệm 150 năm Ngày sinh V.I. Lenin (22/4/1870-22/4/2020), sáng 21/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng dẫn đầu Đoàn đại biểu của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến dâng hoa tưởng nhớ lãnh tụ cộng sản V.I. Lenin tại Tượng đài Lenin ở quận Ba Đình, Hà Nội.

Cùng tham gia Đoàn có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Ban Đối ngoại Trung ương và thành phố Hà Nội.

Trước Tượng đài V.I. Lenin, đồng chí lãnh đạo trong Đoàn đã bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công lao to lớn của V.I.Lenin đối với sự nghiệp cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam; tỏ rõ lòng quyết tâm tiếp tục thực hiện lý tưởng và con đường cách mạng vô sản của Người cũng như chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh, góp phần vào sự nghiệp cách mạng vô sản.

Dâng hoa tại tượng đài V.I.Lenin vào mỗi dịp kỷ niệm ngày sinh V.I. Lenin là hoạt động thường niên của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm tri ân sâu sắc tới nhà lãnh đạo, nhà chính trị kiệt xuất, người thầy của giai cấp công nhân, nhân dân lao động toàn thế giới.

Năm nay, lễ dâng hoa được tổ chức trong điều kiện phòng chống dịch COVID-19 nên quy mô và nghi lễ đã được điều chỉnh phù hợp.

V.I.Lenin là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất; lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới; người bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Marx trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực; người sáng lập nhà nước Xô Viết - nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Lenin đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động toàn thế giới, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, đấu tranh cho hòa bình, độc lập, tự do của các dân tộc.

Di sản của Lenin để lại cho nhân loại tiến bộ là vô cùng to lớn cả trên phương diện thực tiễn hoạt động cách mạng và lý luận tư tưởng.

Đối với cách mạng Việt Nam, tư tưởng của Lenin đã mở ra những chân trời mới, soi đường, chỉ lối cho nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn vận dụng một cách sáng tạo những tư tưởng của Lenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, tiến hành Cách mạng tháng Tám thành công, đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thống nhất Tổ quốc, thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.


                               Theo VietNamplus

Các tin khác


Giữ lửa cho ngôi nhà chung của những người làm báo

(HBĐT) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, những người làm báo cách mạng Việt Nam lại bồi hồi nhớ về nơi ra đời Hội Nhà báo Việt Nam - thôn Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa (Thái Nguyên). Nỗi nhớ được gắn thêm tinh thần trách nhiệm, niềm tự hào với nghề, để những người làm báo chuyên nghiệp cùng góp sức, chung tay xây dựng ngôi nhà chung là Hội Nhà báo ở mỗi địa phương ngày càng vững mạnh.  

Cuộc chiến đấu còn gian nan, thành quả bước đầu và sự chuẩn bị chuyển sang trạng thái bình thường mới

NGUYỄN THIỆN NHÂN 
 Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh 

Phấn đấu vì một nền báo chí cách mạng, giàu tính chiến đấu, nhân văn, chuyên nghiệp và hiện đại

Báo chí cách mạng Việt Nam, khởi đầu từ báo Thanh Niên ra đời ngày 21-6-1925 do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo, đến nay đã trải qua chặng đường 95 năm xây dựng và phát triển rất đáng tự hào.

Thủ tướng: Từng bước nới lỏng, khôi phục các hoạt động xã hội

Thủ tướng nhìn nhận, tình hình dịch bệnh có chuyển biến tốt hơn so với phiên họp trước, cần phải nới lỏng từng bước nhưng phải có kiểm soát đúng mức để không có tình trạng chủ quan, coi thường khiến dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.

Những nét chính trong cuộc đời Lê nin, lãnh tụ phong trào cách mạng vô sản Nga

(HBĐT)-Thế hệ học sinh, thanh thiếu niên thế hệ 6X, 7X của nước ta vẫn luôn nhớ đến tập sách tranh, bìa cứng rất đẹp một thời "Lê Nin của em” và không thể không từng hát, từng nghe bài hát " Từ Ra-dơ-líp đến Pác Bó”(nhạc: Phan Long)…với hình ảnh Lênin-vị lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga…

Vơ-la-đi-mia Ilich Lênin là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Các Mác và Phriđơrich Ăngghen. Ông là người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản; đồng thời lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành Cách mạng tháng Mười Nga, thành lập ra Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo (7/11/1917). Ông là trong 100 người có ảnh hưởng nhất đến toàn thế giới.

Chiến dịch Hồ Chí Minh - 45 năm nhìn lại

Chiến dịch Hồ Chí Minh trong Đại thắng mùa Xuân 1975 đã làm được điều hiếm có trong lịch sử chiến tranh là giải phóng thành phố Sài Gòn hầu như nguyên vẹn, hạn chế đổ máu, đồng thời hoàn thành trọn vẹn mục tiêu "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục