(HBĐT) - Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, một kỳ tích vẻ vang được ví như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh.



Tiết mục ca múa nhạc "Bài ca chiến thắng" ôn lại khí thế hào hùng của Điện Biên năm xưa do diễn viên Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh biểu diễn nhân dịp kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12/2019. Ảnh: T.L

Tầm vóc lịch sử vĩ đại

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, chiến dịch Điện Biên Phủ là một trong những chiến dịch được Bộ Chính trị, BCH T.Ư Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho chế độ thực dân Pháp trên đất nước ta và trên toàn bán đảo Đông Dương. Thắng lợi của 9 năm kháng chiến trường kỳ, đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần to lớn bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng, trở thành niềm tự hào của các dân tộc thuộc địa.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối "kháng chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính”. Cùng với Nhân dân cả nước, quân và Nhân dân Việt Nam đã vượt qua vô vàn gian nan, thử thách, chiến đấu kiên cường, bền bỉ, sáng tạo, đã đưa cái tên Việt Nam - Hồ Chí Minh - Điện Biên Phủ trở thành biểu tượng sáng ngời của một dân tộc quật cường, bất khuất, là sự cổ vũ, động viên các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Điện Biên Phủ là minh chứng rõ nét nhất tinh thần tự lực, tự cường, độc lập, tự chủ. Với tinh thần "thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, Điện Biên Phủ đã trở thành biểu tượng về ý chí quyết chiến quyết thắng, về quyền được sống trong độc lập, tự do, và là nguồn động viên to lớn để Nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ thắng lợi, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sau này.

Những đóng góp to lớn của quân và dân Hòa Bình

Trong thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung, chiến thắng Điện Biên Phủ nói riêng, không thể không kể đến những đóng góp quan trọng của quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Điều đó, được thể hiện ngay trong Chiến dịch Hòa Bình (cuối 1951, đầu năm 1952). Thắng lợi này nói như Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì: Đây là cuộc tập dượt lớn của bộ đội ta chuẩn bị cho trận Điện Biên Phủ. Nếu không có chiến dịch Hòa Bình thì sẽ không có chiến thắng ở Hồng Cúm, Him Lam, Độc Lập...

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch tiến công lớn nhất của quân ta tính từ khi bắt đầu toàn quốc kháng chiến. Cuộc chiến chủ yếu diễn ra tại khu vực thị xã Hòa Bình, dọc tuyến sông Đà và trên tuyến đường 6. Trong cuộc chiến, dù được pháo, máy bay, xe tăng yểm trợ, nhưng quân Pháp vẫn hoàn toàn bất lực trước một đội quân thua kém về số lượng và trang bị vũ khí. Tổng kết chiến dịch, tại Hòa Bình, ta đã tiêu diệt được trên 6 nghìn quân địch, phá hủy 156 xe cơ giới các loại, bắn chìm 17 tàu chiến, ca nô, phá hủy 12 khẩu đại bác..., giải phóng vùng đất rộng trên 1.000 km2, với hơn 20 nghìn dân. Trong đó, có những trận đánh điển hình như trận cầu Mè ngày 2/12/1951, chỉ trong vòng 20 phút, ta đã tiêu diệt 34 xe cơ giới, tiêu diệt hàng trăm tên địch; ngày 7/2/1952, trận phục kích đánh địch ở Giang Mỗ, ta tiêu diệt 200 tên địch, phá hủy 10 xe cơ giới, trong đó có cả xe tăng. Trong trận này, nổi lên là gương chiến đấu anh dũng của Anh hùng Cù Chính Lan dùng lựu đạn tiêu diệt xe tăng địch; trận đánh địch tại dốc Kẽm ngày 11/12/1951, ta đã tiêu diệt gần 2 trung đội địch, phá hủy 11 xe công binh...

Không chỉ có chiến dịch Hòa Bình, mà để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên phủ, Hòa Bình đã trở thành "hậu phương lớn”; là nơi tập kết vũ khí, hậu cần cho chiến dịch. Đặc biệt, tháng 3/1953, tại xã Đoàn Kết (Yên Thủy), Tổng Quân ủy T.Ư và Bộ Tư lệnh chiến dịch đã lựa chọn làm nơi "thử lửa” các khẩu sơn pháo từ 75 - 105 mm. Các khẩu sơn pháo này, sau đó đều đã được đưa lên chiến đấu tại Điện Biên Phủ. Ngoài ra, thực hiện sự chỉ đạo của trên, từ tháng 9/1953, bộ đội địa phương và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã gấp rút tu sửa cầu, phà trên tuyến quốc lộ 6, 12, 15, để đảm bảo tốt nhất cho việc vận chuyển lương thực, thực phẩm phục vụ chiến trường. Tính từ tháng 9 - 11/1953, toàn tỉnh đã huy động được 17.200 ngày công vận chuyển, tiếp nhận hàng trăm tấn thóc; huy động 3.200 dân công làm đường giao thông, bảo đảm thông suốt cầu, đường cho vận chuyển vũ khí, lương thực, hậu cần cho mặt trận. Đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược trong chiến cuộc Đông - Xuân (1953 - 1954) nhằm đập tan cứ điểm mạnh nhất của địch ở Đông Dương. Công tác chuẩn bị cho chiến dịch được bắt đầu, Hòa Bình trở thành một trong những địa phương tiếp nhận, tập kết nguồn chi viện sức người, sức của từ đồng bằng Liên khu 3, Liên khu 4, tổ chức vận chuyển lên mặt trận Điện Biên Phủ. Thực hiện chủ trương trên, quân và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã huy động nhân lực, phương tiện để tiếp nhận, vận chuyển lương thực, đạn dược; vận chuyển, chăm sóc thương binh, xay thóc, giã gạo cung cấp thực phẩm cho mặt trận.

Với khí thế "tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã hăng hái đi dân công, xây dựng kho tàng, lán trại, đón tiếp, giúp đỡ các đoàn dân công, đơn vị bộ đội hành quân ra mặt trận, ủng hộ, đóng góp lương thực, thực phẩm... Tháng 1/1954, trước yêu cầu khẩn trương chuẩn bị cho chiến dịch, tỉnh ta đã huy động và tổ chức 3 đại đội TNXP, 3.000 dân công cùng dân công các tỉnh bạn tu sửa, tôn cao, mở rộng trên 70 km đường từ Hòa Bình lên Mộc Châu (Sơn La). Kịp thời phục vụ bộ đội, dân công và các đoàn xe thồ, xe ô tô ra mặt trận. Ngoài ra, các đơn vị bộ đội địa phương, các đơn vị TNXP, cùng hàng nghìn dân công ngày đêm bám cầu, bám đường dưới làn bom đạn của địch để đảm bảo giao thông thông suốt. Hàng vạn lượt dân công, TNXP, bộ đội địa phương đã vận chuyển hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm, vũ khí ra chiến trường. Đồng thời đón, chăm sóc thương binh từ mặt trận trở về. Trong toàn chiến dịch, tỉnh ta đã huy động 381.292 lượt dân công, 905 xe đạp thồ, vận chuyển 4.900 tấn hàng, huy động 170.000 ngày công xay, giã 545 tấn thóc cho bộ đội, cung cấp cho mặt trận hơn 39,5 tấn thịt, 1.840 m3 gỗ và hàng vạn cây tre, bương. Trong thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội địa phương và dân quân du kích luôn chủ động mở các đợt tấn công làm kiềm chế, tiêu hao sinh lực địch.

Thắng lợi của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung, chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng, quân và dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã có những đóng góp quan trọng chi viện sức người, sức của và phối hợp tác chiến một cách hiệu quả với chiến trường Điện Biên Phủ. Góp phần làm nên một chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại, xứng đáng với tầm vóc lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.


Vũ Phong

Các tin khác


Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chúc mừng Đại lễ Phật đản

Nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2564, dương lịch 2020, sáng 6/5, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã tới thăm, chúc mừng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tăng, ni, phật tử.

Thủ tướng: Không "than nghèo, kể khổ" mà khơi dậy quyết tâm vươn lên

Sáng 6/5, chủ trì cuộc họp nghe các bộ, ngành báo cáo về công tác chuẩn bị cho Hội nghị giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đây không phải dịp "than nghèo, kể khổ” mà là cần phát huy tinh thần yêu nước, nỗ lực khắc phục khó khăn, đưa đất nước tiến lên.

Lấy phẩm chất chính trị, uy tín và hiệu quả công tác để đánh giá, sàng lọc, bố trí cán bộ

(HBĐT) - BTV Tỉnh ủy yêu cầu: Các cấp ủy chuẩn bị thật tốt công tác tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp. Đối với nhân sự đại biểu dự đại hội cấp trên phải bảo đảm về chất lượng, có số lượng, cơ cấu hợp lý theo đúng hướng dẫn của T.Ư và tỉnh. Lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, uy tín và hiệu quả công tác làm căn cứ để đánh giá, sàng lọc, bố trí cán bộ và đổi mới công tác nhân sự.

Đẩy lùi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) gắn với Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, nội dung quan trọng hàng đầu được Đảng bộ xã Bắc Phong (Cao Phong) quán triệt là ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kiên quyết đẩy lùi những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đây cũng chính là nội dung cốt lõi trong "Một số vấn đề cần làm ngay để tăng cường nêu gương của cán bộ, đảng viên”, góp phần tích cực xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

Chuẩn bị tổ chức và tham dự Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV

Nguyễn Tiến Sinh
Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh 
(HBĐT) - Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa gửi thông báo đến các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham dự Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) quyết định triệu tập Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, khai mạc vào ngày 20/5/2020, dự kiến bế mạc vào ngày 19/6/2020. Kỳ họp tiến hành theo 2 đợt. Đợt 1: Họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư (từ ngày 20/5 - 4/6); đợt 2: Họp tập trung tại Nhà Quốc hội (từ ngày 10 - 19/6).

Thành phố Hòa Bình sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư theo lộ trình

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình, sau khi nhập huyện Kỳ Sơn vào TP Hòa Bình, tổng số đơn vị hành chính của thành phố là 19 đơn vị xã, phường. Theo đó, tổng số cán bộ, công chức (CB, CC) dôi dư sau sắp xếp là 91 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục