Sáng 6/5, chủ trì cuộc họp nghe các bộ, ngành báo cáo về công tác chuẩn bị cho Hội nghị giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đây không phải dịp "than nghèo, kể khổ” mà là cần phát huy tinh thần yêu nước, nỗ lực khắc phục khó khăn, đưa đất nước tiến lên.
Thủ tướng phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết dự kiến, Hội nghị được truyền hình trực tuyến với 63 điểm cầu địa phương, 30 điểm cầu các bộ, ngành và truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam.
Do đó, chương trình Hội nghị cần chặt chẽ, bảo đảm về thời gian. Tổng số lượng đại biểu dự kiến khoảng 6.000 người tại các điểm cầu và với truyền hình trực tiếp thì khoảng 800.000 doanh nghiệp, trên 5 triệu hộ kinh doanh và nhân dân cả nước có thể theo dõi. Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng, các phát biểu tại sự kiện được xem như "Hội nghị Diên Hồng” này cần đi thẳng vào vấn đề, đề xuất, hiến kế cho Thủ tướng.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng Hội nghị diễn ra trong bối chúng ta có thời cơ vàng của người đi trước vì đã đẩy lùi được dịch bệnh khi mà nhiều nền kinh tế đang lúng túng, chưa thoát ra được. Như vậy, Hội nghị sẽ là dịp để khơi dậy tinh thần, truyền đi thông điệp, chung sức đồng lòng để vươn lên bứt phá.
Các ý kiến nhất trí cho rằng, cần có một sản phẩm cụ thể sau Hội nghị, đó có thể là một nghị quyết về tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Chuẩn bị cho Hội nghị, một số bộ, ngành đã tập hợp các kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp, hiệp hội thuộc ngành mình để xử lý.
Phát biểu kết luận cuộc họp, nhấn mạnh ý nghĩa thiết thực của Hội nghị, Thủ tướng nêu rõ đây không phải dịp "than nghèo, kể khổ” mà phát huy tinh thần yêu nước, nỗ lực khắc phục khó khăn, một quyết tâm tái cơ cấu để tăng tốc phát triển, đạt mục tiêu tăng trưởng.
Hội nghị cũng tháo gỡ khó khăn để tăng tốc phát triển, nên ngoài sự phấn đấu quyết liệt, chủ động của bản thân doanh nghiệp và người dân thì trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các cấp, các ngành rất quan trọng. Phải tạo khí thế mới để đóng góp cho sự phát triển trong bối cảnh cả nước kỷ niệm các sự kiện lớn, là 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế Lao động 1/5, kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thủ tướng nhấn mạnh Hội nghị phải thể hiện tinh thần yêu nước, quyết tâm trong điều kiện mới, như lò xo bị nén lại trong mấy tháng qua, giờ bật lên để phát triển, "có chí thì nên” chứ không bàn lùi, than nghèo, kể khổ.
Yêu cầu đặt ra là tổ chức Hội nghị khoa học, chặt chẽ, nội dung thiết thực, tôn trọng người nghe. Do đó, phải chuẩn bị công phu. Hội nghị cũng cần tranh thủ "từng phút, từng giây”.
Về kết quả Hội nghị, Thủ tướng cho rằng sẽ có sản phẩm cụ thể với hình thức phù hợp, có thể là nghị quyết hoặc chương trình hành động…
Ngoài các gói hỗ trợ đã ban hành, Thủ tướng đặt vấn đề Hội nghị này có thể đưa ra thêm được vấn đề gì để hỗ trợ doanh nghiệp, ví dụ như thị trường mới là gì, lao động, tín dụng mới là gì, thuế phí thế nào…
Nhấn mạnh công tác thông tin truyền thông về Hội nghị, Thủ tướng lưu ý cần tiếp tục tuyên truyền về các tấm gương vượt khó để phát triển khi mà "có những doanh nghiệp của thương binh, của người khuyết tật còn cố gắng giữ lao động”.
Tại các đầu cầu, mời các doanh nghiệp tiêu biểu đến dự, "những người có ý chí tiến thủ, làm ăn thành công”.
Đây là hội nghị có quy mô lớn chưa từng có, các cơ quan liên quan có trách nhiệm tổ chức một cách tốt nhất.
Theo BaoChinhphu
Thủ tướng nêu rõ, phải tập trung hơn nữa khởi động lại nền kinh tế, phấn đấu GDP năm 2020 đạt mức tăng trưởng trên 5%, chứ không phải như dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) là Việt Nam chỉ có thể tăng trưởng 2,7%. Muốn như vậy, cần tập trung 5 mũi đột phá.
Năm 1954, trên đại ngàn Tây Bắc đất nước, quân và dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạp bằng mọi khó khăn thử thách, đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp và can thiệp của đế quốc Mỹ, dựng lên mốc son chói lọi trong dòng chảy lịch sử dân tộc, đồng thời làm "chấn động địa cầu”, tác động mạnh đến phong trào đầu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
(HBĐT) - Sáng 5/5, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với UBND thành phố Hòa Bình kiểm tra việc chi trả trợ cấp cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo tinh thần Nghị quyết số 42, ngày 9/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ (Nghị quyết số 42). Tham gia buổi làm việc có đại diện MTTQ tỉnh, Sở LĐ-TB&XH, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Bưu điện tỉnh…
Sáng 5/5, Chính phủ họp Phiên thường kỳ tháng 4 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
(HBĐT) - Nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, những năm qua, Đảng bộ thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) đã thực hiện nhiều giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chi bộ. Đảng ủy thị trấn xác định mỗi chi bộ là một hạt nhân cơ sở, do đó, chất lượng sinh hoạt chi bộ luôn được chú trọng đổi mới về nội dung, hình thức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
(HBĐT) - "Những năm qua, thực hiện lời hứa của toàn Đảng, toàn dân ta với Bác Hồ vĩ đại, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đặc biệt chú trọng đến công tác bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Đối với bộ phận đoàn viên thanh niên (ĐVTN) là công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, điều chúng tôi trăn trở nhất là làm sao xây dựng được đội ngũ này có bản lĩnh chính trị, năng lực thực sự, dám nghĩ, dám làm và có tâm huyết đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển của quê hương. Qua gần 4 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Cán bộ trẻ tỉnh đã phần nào đáp ứng được kỳ vọng đó”- đồng chí Bùi Quốc Hoàn, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn khẳng định.