(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt lớn nên lịch sử để lại có những xóm, thôn, bản, tổ dân phố chỉ có hơn 10 hộ dân; xã chỉ có 3 xóm với 1.000 nhân khẩu, nhưng vẫn đầy đủ bộ máy, xây dựng trụ sở Đảng ủy, UBND, nhà văn hóa, sân vận động trị giá hàng chục tỷ đồng. Thực tế này đã gây ra nhiều trở ngại cho việc quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển KT - XH… Do đó, tuy gặp không ít khó khăn, nhưng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân, từ năm 2017 đến nay, tỉnh đã sáp nhập, kiện toàn giảm được 576 thôn, xóm, tổ dân phố; giảm 59 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã, 1 ĐVHC cấp huyện. Đây là một trong những dấu ấn nổi bật nhất trên lĩnh vực xây dựng chính quyền của tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Bài 1- Những vệt sáng trên lộ trình






BCH Đảng bộ TP Hòa Bình khóa II, nhiệm kỳ 2020-2025 ra mắt đại hội.


Việc sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC từ cấp xóm, bản, khu dân cư đã không hề dễ dàng, đơn giản; đến cấp xã, huyện cái khó tăng lên gấp bội phần. Nhưng, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn trọng lắng nghe ý kiến của Nhân dân, tập trung tháo gỡ những mâu mắc nhỏ nhất, kiên định với mục tiêu: tinh gọn để nâng cao hiệu lực, hiệu quả…, tỉnh đã thực hiện thành công việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Khẩn trương ổn định bộ máy đơn vị hành chính mới

Trước khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 830, ngày 27/2/2018, BTV Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TU về thực hiện sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp xã, tỉnh Hòa Bình. Trong đó nhấn mạnh: ngoài các ĐVHC cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, tỉnh quy định sắp xếp đối với các ĐVHC cấp xã chưa đạt 20% tiêu chuẩn về diện tích, hoặc chưa đạt 30% tiêu chuẩn về quy mô dân số. Đồng thời, khuyến khích nhập các ĐVHC cấp xã với thị trấn để mở rộng quy hoạch đô thị và thuận lợi trong quy hoạch khu, cụm công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, huyện, thành phố. Đây là sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

Với chủ trương này, từ tháng 2/2018 - 5/2019, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, tổ chức CT-XH từ tỉnh đến cơ sở đã thống nhất triển khai phương án hợp nhất huyện Kỳ Sơn vào TP Hòa Bình (giảm 1 đơn vị cấp huyện); sắp xếp 106 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 47 đơn vị, giảm 31 đơn vị chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định, giảm 28 đơn vị thuộc diện khuyến khích của T.Ư và chủ trương của tỉnh. Đến ngày 30/6/2019, đã có 100% các xã, phường, thị trấn tổ chức xong việc lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã; trong đó, 8 đơn vị có tỷ lệ 100% cử tri nhất trí, 82 đơn vị có tỷ lệ trên 90% cử tri nhất trí, không có đơn vị có tỷ lệ dưới 60% cử tri nhất trí.

Sắp xếp ĐVHC cấp huyện, xã là một chủ trương lớn, cần có sự đồng thuận cao trong cán bộ, Nhân dân. Do đó, quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy là việc thực hiện phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức CT-XH và quyền làm chủ của Nhân dân. Thực tế trong quá trình tổ chức thực hiện, cấp ủy các cấp đã phát huy tốt vai trò tuyên truyền, phổ biến, vận động Nhân dân cho đến việc nghiên cứu, xây dựng, đề xuất giải pháp giải quyết phát sinh sau sắp xếp, nhằm tạo sự đồng thuận cao. Vì vậy, việc triển khai Nghị quyết số 830 đảm bảo tiến độ và các bước theo đúng quy định. 

Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Sau sắp xếp, tỉnh giảm 1 ĐVHC cấp huyện, 59 ĐVHC cấp xã. So với cả nước, Hòa Bình có số xã giảm đứng thứ 2 sau Thanh Hóa, xét về tỷ lệ giảm 28%, Hòa Bình có tỷ lệ giảm số ĐVHC cao nhất trong cả nước. Quá trình sắp xếp lại các ĐVHC cấp huyện, xã đã diễn ra đúng tiến độ, quy trình, nhận được sự đồng thuận cao trong cán bộ, Nhân dân.

Tạo nguồn nhân sự chất lượng cho nhiệm kỳ mới

Trước khi thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã, tỉnh có 10 huyện, thành phố và 210 xã, phường, thị trấn. Kinh phí chi cho các khoản lương, phụ cấp, xây dựng, nâng cấp trụ sở, mua sắm trang thiết bị phục vụ công việc thực sự là gánh nặng đối với gói ngân sách trên dưới 4.000 tỷ đồng mỗi năm của tỉnh. Cùng với việc sáp nhập các ĐVHC, tỉnh đã triển khai việc hợp nhất tổ chức Đảng, HĐND, UBND, UBMTTQ, các tổ chức đoàn thể CT-XH.

          Khi 2 - 4 xã nhập thành 1 ĐVHC, bộ máy hành chính giảm đi đáng kể. Việc bố trí nhân sự cấp ủy để chuẩn bị cho đại hội Đảng bộ cấp cơ sở ở các xã mới hợp nhất chuẩn bị khá kỹ lưỡng, đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu. Bởi vậy, đã phát huy được tinh thần tập trung, dân chủ, trách nhiệm trong đại hội Đảng bộ cấp cơ sở, lựa chọn ra những cán bộ có đủ đức, đủ tài vào cấp ủy để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương.

 Xã Hợp Phong (Cao Phong) được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 xã Xuân Phong, Đông Phong, Tân Phong. Theo quy định, xã Hợp Phong chỉ cơ cấu 15  đảng ủy viên, trong khi số lượng đảng ủy viên của xã sau sáp nhập là 25 người, nên việc bố trí nhân sự cấp ủy khóa mới ban đầu gặp không ít khó khăn. Bám sát hướng dẫn của tỉnh, huyện về công tác nhân sự, xã thực hiện các bước đi cẩn trọng, kết hợp tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận. Kết quả, Đại hội Đảng bộ xã diễn ra ngày 2 - 3/6/2020 đã thành công tốt đẹp, lựa chọn được 17 đồng chí đảm bảo tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng theo đề án nhân sự cấp ủy xã nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong đó, cấp ủy viên dự kiến sắp xếp, bố trí làm cán bộ chủ chốt sau đại hội Đảng bộ xã đều đạt 97% trở lên.

TP Hòa Bình sau khi hợp nhất với huyện Kỳ Sơn có 98 lãnh đạo quản lý, công chức dôi dư. Nhờ có phương án sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CB, CC, VC, NLĐ) phù hợp và giải quyết chế độ, chính sách đối với những trường hợp dôi dư sau sắp xếp hợp lý, đã không để xảy ra các vấn đề nổi cộm. Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hòa Bình lần thứ II, nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra vào ngày 28 - 30/7 vừa qua đã thành công tốt đẹp. Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ thành phố khóa II gồm 47 đồng chí, BTV Thành ủy gồm 11 đồng chí, theo đề án đã được xây dựng.
Trên cơ sở Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14, đến ngày 20/2/2020, TP Hòa Bình và các xã, phường, thị trấn hợp nhất đã hoàn thành việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, CB, CC, VC, NLĐ; trụ sở, trang thiết bị, đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Trong quá trình tổ chức thực hiện, hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị đều thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Đảng, Nhà nước và các tổ chức CT-XH. KT-XH ổn định, tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025; đảm bảo giữ vững QP-AN, TTATXH; giải quyết tốt nhu cầu của các tổ chức, cá nhân, tiếp tục chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và những quyền lợi chính đáng, hợp pháp của Nhân dân.

                                                                                                                              (Còn nữa)
Nhóm PV Phòng Văn hóa- Xã hội

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục