(HBĐT) - Sau sáp nhập, nhiều cơ cở vật chất, từ nhà văn hóa ở các xóm, trụ sở UBND xã, huyện dôi dư. Nhưng nơi làm việc mới thì chật chội, thiếu phòng làm việc. Đây là bài toán nan giải đề các địa phương đưa ra các giải pháp phù hợp.


Bài 3 - Giải pháp xử lý dôi dư cơ sở vật chất sau sáp nhập





Sau khi sáp nhập trụ sở Đảng Ủy, UBND xã Dân Hạ (Kỳ Sơn cũ) dư thừa sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng. 

Nơi thừa, nơi thiếu

Một trong những xã được sáp nhập nhiều nhất là Liên Sơn (Lương Sơn). Xã được thành lập trên cơ sở sáp nhập 4 xã: Thành Lập, Tiến Sơn, Trung Sơn và Liên Sơn. Do đội ngũ cán bộ sáp nhập đông, nên xã phải sử dụng trụ sở của xã Thành Lập và xã Trung Sơn cũ là nơi làm việc. Đồng chí Bùi Việt Thường, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Sơn cho biết: Sau sáp nhập, xã Liên Sơn dư thừa tới 2 trụ sở UBND xã. Trong khi trường TH&THCS xã Liên Sơn còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, nhất là thiếu phòng học, phòng làm việc, nhà đa năng. Để tránh lãng phí, vừa qua, Đảng ủy, UBND xã đã họp bàn đề xuất UBND huyện phương án xử lý cụ thể. Theo đó, trụ sở UBND xã Liên Sơn (cũ) được chuyển thành nhà chức năng của nhà trường. Trụ sở UBND xã Liên Sơn cũ là trụ sở đẹp nhất trong 4 trụ sở, được xây dựng, đưa vào sử dụng từ năm 2015. Tuy nhiên, vì vị trí không nằm ở trung tâm 4 xã nên không thể lấy làm trụ sở mới, và từ sau sáp nhập đến nay vẫn bỏ không. Hiện, xã vẫn phải thuê người trông coi vì còn nhiều tài liệu, do tại cơ quan mới chật không có chỗ để nên không chuyển đi được. Một số vật dụng, trang thiết bị được tận dụng chuyển về nhà văn hóa các xóm sử dụng. Đảng ủy, UBND xã đề xuất bàn giao lại cho UBND huyện xử lý.

Xã Thanh Cao (Lương Sơn) được thành lập từ sáp nhập xã Cao Thắng và Thanh Lương, sử dụng trụ sở của UBND xã Thanh Lương cũ. Đồng chí Quách Ngọc Quang, Chủ tịch UBND xã cho biết: Sau khi sáp nhập, trụ sở UBND xã Cao Thắng cũ vẫn bỏ không. UBND xã bố trí bảo vệ trông coi tài sản. Do trụ sở sát trường TH&THCS nên Đảng ủy, UBND xã đã đề xuất UBND huyện giao cho nhà trường quản lý, sử dụng. Tháng 9/2020, UBND huyện đã làm việc với UBND xã, đồng thời giao Phòng Tài chính huyện sắp xếp. Đối với trụ sở mới thì phòng làm việc thiếu. Việc dồn ghép phòng làm việc khó tránh khỏi. Như tại Bộ phận một cửa, diện tích phòng chỉ 35 m2, nhưng có đến 8 người làm việc, chưa kể khách đến giao dịch, khách chờ… Đảng ủy, UBND xã đã họp bàn nhiều lần bố trí các bộ phận, ngành, đoàn thể sao cho phù hợp với đặc thù công việc. Chúng tôi thường xuyên động viên anh em khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt công việc được giao. Nếu theo đúng tiêu chuẩn về phòng làm việc của công chức thì hiện tại, Đảng ủy, UBND xã còn thiếu 8-10 phòng làm việc. UBND xã cũng đề xuất nâng cấp, sửa chữa trụ sở mới để đảm bảo không gian làm việc cho cán bộ, công chức xã. Các cơ sở vật chất khác như nhà văn hóa, sân vận động cũ tận dụng sử dụng.

Tại xã Cao Sơn (Lương Sơn) xảy ra tình trạng tương tự. Từ 3 xã Cao Răm, Hợp Hòa và Trường Sơn sáp nhập thành xã Cao Sơn. Hiện, xã Cao Sơn chỉ sử dụng trụ sở UBND xã Cao Răm cũ, 2 trụ sở còn lại vẫn bỏ không chờ xử lý. Đồng chí Đinh Công Hân, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trụ sở của xã mới chật chội, trước đây chỉ thiết kế cho khoảng 20 cán bộ, công chức làm việc, nay có 53 cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách. Hai trụ sở dôi dư phải hợp đồng trông coi, bảo vệ, vì còn tài liệu và trang thiết bị đang sử dụng. UBND xã đã đề xuất UBND huyện giữ lại một phần trụ sở UBND xã cũ để sử dụng, còn lại bàn giao UBND huyện xử lý.

Đồng chí Nguyễn Tiến Việt, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Lương Sơn cho biết: Vừa qua, UBND huyện tiến hành rà soát, thống kê những tài sản dư thừa sau sáp nhập và xây dựng phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP. Cụ thể, giữ lại tiếp tục sử dụng 501 cơ sở nhà, với diện tích 147.757,53 m2; điều chuyển sang đơn vị khác 7 cơ sở nhà, với diện tích xây dựng 2.597,96 m2; bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất 32 cơ sở nhà, với diện tích 6.440,6 m2 sàn, 12 cơ sở đất với diện tích 35.442,5 m2. UBND huyện xin ý kiến BTV Huyện ủy về phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Vận dụng linh hoạt cơ sở vật chất ở thành phố Hòa Bình

Trong đợt sáp nhập vừa qua, TP Hòa Bình là địa phương có nhiều cấp cùng sáp nhập. Từ cấp tổ, xóm đến xã, phường. Cùng với đó là huyện Kỳ Sơn nhập vào TP Hòa Bình. Đồng chí Nguyễn An Hà, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch (TP Hòa Bình) cho biết: Triển khai Nghị định số 830, Thành ủy, UBND thành phố quyết định chuyển khối UBND thành phố về trụ sở Huyện ủy, UBND huyện Kỳ Sơn cũ. Các phòng, ban được bố trí, sắp xếp lại phù hợp với đặc thù công việc. Tuy cán bộ, công chức, viên chức được phân công đi làm xa hơn, nhưng giao thông thuận tiện, cơ sở vật chất rộng rãi, thoải mái hơn, trang thiết bị đảm bảo đáp ứng được công việc. Qua 8 tháng vận hành, công việc của Thành ủy, UBND thành phố, các phòng, ban hoạt động không có vướng mắc lớn.

Đối với cấp xã, phường có khoảng cách địa lý gần, thuận lợi giao thông vẫn sử dụng hai trụ sở làm việc, bố trí lại các ban, ngành, đoàn thể đảm bảo công việc. Đối với xã, phường có khoảng cách xa, việc chỉ đạo, điều hành không tập trung nên phải sử dụng một trụ sở. Chủ trương của UBND thành phố sẽ nâng cấp, sửa chữa cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Trụ sở dư thừa sau sáp nhập được sắp xếp theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP  quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Phòng Tài chính - Kế hoạch đã tham mưu UBND thành phố trình Sở Tài chính phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của UBND thành phố quản lý, sử dụng. Theo đó, giữ lại sử dụng 152 cơ sở đất và 173 ngôi nhà, đề nghị điều chuyển 7 cơ sở đất, 9 ngôi nhà. Đồng thời, đề nghị bán tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất 25 cơ sở đất, 67 ngôi nhà.

Bên cạnh đó, thực hiện việc sáp nhập xóm, tổ dân phố trên địa bàn thành phố, các nhà văn hóa của tổ, xóm dư thừa sẽ được sắp xếp theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP. Với các tổ, xóm mới, nhà văn hóa không còn phù hợp với quy mô dân số khi 2 tổ, xóm sáp nhập. Việc sửa chữa, đầu tư thêm trang thiết bị cũng không đáp ứng được. Do vậy, cần phải có đề án xây dựng lại các nhà văn hóa tổ, xóm đáp ứng công năng sử dụng của cụm dân cư mới.  


Nhóm PV Phòng Văn hóa - Xã hội

Các tin khác


MTTQ huyện Lạc Sơn: Đổi mới nội dung các phong trào thi đua

Thời gian qua, Ủy ban MTTQ các cấp huyện Lạc Sơn đã triển khai thực hiện rộng khắp các cuộc vận động, phong trào thi đua hướng về cơ sở với nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, tạo sự lan tỏa thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần cùng địa phương phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Dưới "mái nhà chung" của người làm báo

LTS: Có niềm vui, sự hứng khởi, có lòng say mê, nhiệt huyết và cả sự can trường, sẵn sàng dấn thân của người làm báo… để xây dựng nên những tác phẩm báo chí mang đậm hơi thở của cuộc sống đến với độc giả, khán thính giả. Đó là những điều đang có, đang tồn tại dưới "mái nhà chung” của người làm báo Hòa Bình - Hội Nhà báo (HNB) tỉnh Hòa Bình. Kết quả này được kiến tạo bởi tâm huyết của những người làm công tác Hội và sự góp sức tích cực của các hội viên nhà báo vì mục tiêu xây dựng HNB tỉnh Hòa Bình ngày càng vững mạnh. Nhân kỷ niệm 74 năm ngày thành lập HNB Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2024), Người làm báo Hòa Bình (NLBHB) có cuộc phỏng vấn nhà báo Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên BCH HNB Việt Nam, Chủ tịch HNB tỉnh Hòa Bình, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ huyện Tân Lạc

Việc triển khai thực hiện Quy định số 31-QĐi/TU của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB) tại Đảng bộ huyện Tân Lạc đã góp phần đạt được những kết quả tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chất lượng SHCB đi vào nền nếp, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng được nâng cao, phương thức lãnh đạo của đảng ủy cơ sở từng bước được đổi mới.

Kỳ họp thứ 7 dự kiến tổ chức thành hai đợt với nhiều nội dung quan trọng

Chiều 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Dự kiến kỳ họp thứ 7 sẽ diễn ra trong hai đợt vào tháng 5, tháng 6/2024.

Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT

Chiều 17/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 

Huyện Cao Phong: Thống nhất thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của các chỉ thị, nghị quyết

Sáng 17/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện Cao Phong khóa XXVIII tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam (NQ 33); tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới (CT 38); sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 13/4/2021 của BCH Đảng bộ huyện về cải thiện môi trường thu hút đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn huyện Cao Phong, giai đoạn 2021 - 2025 (NQ 02).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục