(HBĐT) - Ngày 21/10, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã làm việc với Ban Dân tộc tỉnh về tình hình công tác dân tộc và việc chuẩn bị triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội (Nghị quyết 120).
Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận buổi làm việc.
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh luôn bám sát tinh thần chỉ đạo về công tác dân tộc của Ủy ban Dân tộc, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, tập trung chỉ đạo, điều hành và phối hợp, tham mưu giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ những nội dung công tác QLNN về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã ưu tiên nguồn lực thúc đẩy KT - XH khu vực nông thôn miền núi, khu vực có đông đồng bào DTTS, nhất là đối với các thôn, xóm, xã có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS được nâng lên, ANCT - TTATXH được giữ vững. Vùng đồng bào DTTS của tỉnh không xảy ra điểm nóng, đột xuất, bất ngờ.
Về việc tham mưu, triển khai Nghị quyết số 120, ngay sau khi Nghị quyết ban hành, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động tuyên truyền nội dung, tinh thần của Nghị quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh; lồng ghép phổ biến tại các chương trình bồi dưỡng kiến thức, tập huấn cho cán bộ, công chức cấp xã, cộng đồng. Tích cực tham mưu các nội dung có liên quan về thành lập bộ máy chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành chương trình. Đồng thời, thực hiện rà soát thực trạng KT - XH vùng DTTS&MN tỉnh Hòa Bình để xây dựng kế hoạch chung của tỉnh...
Để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 120, tại buổi làm việc, Ban Dân tộc tỉnh đề nghị tỉnh quan tâm chỉ đạo tổ chức bộ máy quản lý, điều hành Chương trình của tỉnh theo bộ máy quản lý, điều hành Chương trình của T.Ư để đảm bảo tính thống nhất xuyên suốt từ T.Ư đến địa phương.
Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục kiến nghị với các bộ, ngành T.Ư sớm có hướng dẫn cụ thể thực hiện các chính sách đặc thù sau sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Sở Tài chính quan tâm xem xét, thẩm định bố trí kinh phí chi ngân sách năm 2021 đảm bảo cho các hoạt động mang tính chất đặc thù và thực hiện các chính sách dân tộc của T.Ư và tỉnh đã phê duyệt...
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những kiến nghị của Ban Dân tộc tỉnh, giao các sở, ngành chức năng, đặc biệt là các Sở: KH&ĐT, Tài chính, Nội vụ nghiên cứu, phối hợp để tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác dân tộc thời gian qua.
Với kiến nghị về Dự án phát triển KT - XH 2 xã Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu), đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Tài chính tham mưu, nghiên cứu bố trí kinh phí cho công tác chuẩn bị đầu tư lập dự án; Sở KH&ĐT sớm thẩm định đề cương nhiệm vụ và dự toán chi tiết lập dự án trình UBND tỉnh. Bên cạnh đó, đề nghị Ban Dân tộc tỉnh tham mưu UBND tỉnh có cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và phối hợp với Sở VH-TT&DL hướng dẫn, có chính sách giúp 2 xã làm du lịch...
H.N
(HBĐT) - Trong 5 năm (2015- 2020), toàn tỉnh kết nạp được trên 9.900 đảng viên mới, với 6.505 người ở độ tuổi thanh niên. Đồng chí Hoàng Xuân Giao, Bí thư Tỉnh Đoàn khẳng định: Xác định rõ ĐV-TN là thế hệ kế cận của Đảng, do vậy, nhiều năm qua, việc bồi dưỡng đoàn viên ưu tú được các cấp bộ Đoàn chú trọng, qua đó đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, tạo nguồn quần chúng có chất lượng cho Đảng xem xét, kết nạp.
(HBĐT)- Đúng 9h ngày 20/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội khóa XIV đã khai mạc Kỳ họp thứ mười, bằng hình thức trực tuyến tới 63 điểm cầu trong cả nước. Dự Kỳ họp trực tuyến tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Trần Đăng Ninh, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh và các ĐBQH khóa XIV.
(HBĐT) - Bên cạnh dôi dư cán bộ, dư thừa, lãng phí về cơ sở vật chất, việc sắp xếp đơn vị hành chính đã có những tác động trực tiếp đến người dân, gây ra không ít khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền đơn vị hành chính (ĐVHC) mới. Những vướng mắc này cần được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, ngành lắng nghe, thấu hiểu và kịp thời có sự chỉ đạo, điều hành hợp lý. Có như vậy, việc sáp nhập ĐVHC mới thực sự "gọn” và "tinh”.
Bài 4 - Để bộ máy thực sự "gọn” và "tinh” sau sáp nhập
(HBĐT) - Sau sáp nhập, nhiều cơ cở vật chất, từ nhà văn hóa ở các xóm, trụ sở UBND xã, huyện dôi dư. Nhưng nơi làm việc mới thì chật chội, thiếu phòng làm việc. Đây là bài toán nan giải đề các địa phương đưa ra các giải pháp phù hợp.
Bài 3 - Giải pháp xử lý dôi dư cơ sở vật chất sau sáp nhập
Sáng ngày 19-10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đang ở thăm chính thức Việt Nam.
(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lạc Sơn đã tổ chức thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát (KT, GS) đồng bộ, toàn diện, đảm bảo đúng quan điểm, phương châm, quy trình và thẩm quyền. Số lượng các cuộc KT, GS của cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra (UBKT) tăng dần từng năm theo kế hoạch của tỉnh. Nội dung các cuộc kiểm tra đi vào trọng tâm, trọng điểm, các cuộc giám sát được mở rộng, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ. Góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí, làm trong sạch nội bộ Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên.