(HBĐT)- Sáng 22/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung làm việc. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh và các ĐBQH khóa XIV tỉnh dự họp tại điểm cầu tỉnh ta.
Các đại biểu dự họp tại điểm cầu tỉnh ta.
Quốc hội đã nghe ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Thảo luận trực tuyến về nội dung này, đa số ĐBQH tán thành việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, đồng thời thảo luận một số nội dung như: xử lý vi phạm hành chính đối với người nghiện ma túy và sử dụng trái phép chất ma túy; việc xử phạt đối với đối tượng vi phạm hành chính chưa thành niên; xem xét tạm hoãn xử phạt hành chính trường hợp cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo, thất nghiệp, hoặc không có thu nhập ổn định; cơ quan xử lý trường hợp vi phạm hành chính…
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lưu ý cơ quan soạn thảo và thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính cần bảo đảm thời gian Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định liên quan đến dự thảo luật và đảm bảo triển khai luật đúng thời điểm thi hành luật. Hiện còn một số nội dung khác nhau của dự thảo luật sửa đổi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ gửi phiếu xin ý kiến các ĐBQH.
Chiều cùng này, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thỏa thuận quốc tế và thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật.
Đ.T
Ngày 20-10, Thủ tướng Nhật Bản Xư-ga Y-ô-si-hi-đê và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Nhật Bản, rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Nhật Bản sau khi nhậm chức.
Ngày 20-10, tại Hà Nội, Văn phòng T.Ư Đảng tổ chức hội nghị trực tuyến công bố, triển khai Quyết định số 2389-QĐNS/TW của Bộ Chính trị về công tác cán bộ tại ba điểm cầu: Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Đến dự có các đồng chí: Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Văn Nên, Bí thư T.Ư Đảng, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; Lê Vĩnh Tân, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Nội vụ; Hà Ban, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức T.Ư và đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư.
Dự Hội thảo khoa học - thực tiễn quốc tế "Vai trò của ngoại giao nhân dân đối với sự phát triển quan hệ Nga - Việt" do Hội Hữu nghị Nga - Việt tổ chức, các đại biểu nhấn mạnh, thời gian qua, đối ngoại nhân dân hai nước đạt nhiều thành tựu quan trọng và đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển thời gian tới, cả chiều rộng và chiều sâu.
(HBĐT) - Trong 5 năm (2015- 2020), toàn tỉnh kết nạp được trên 9.900 đảng viên mới, với 6.505 người ở độ tuổi thanh niên. Đồng chí Hoàng Xuân Giao, Bí thư Tỉnh Đoàn khẳng định: Xác định rõ ĐV-TN là thế hệ kế cận của Đảng, do vậy, nhiều năm qua, việc bồi dưỡng đoàn viên ưu tú được các cấp bộ Đoàn chú trọng, qua đó đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, tạo nguồn quần chúng có chất lượng cho Đảng xem xét, kết nạp.
(HBĐT)- Đúng 9h ngày 20/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội khóa XIV đã khai mạc Kỳ họp thứ mười, bằng hình thức trực tuyến tới 63 điểm cầu trong cả nước. Dự Kỳ họp trực tuyến tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Trần Đăng Ninh, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh và các ĐBQH khóa XIV.
(HBĐT) - Bên cạnh dôi dư cán bộ, dư thừa, lãng phí về cơ sở vật chất, việc sắp xếp đơn vị hành chính đã có những tác động trực tiếp đến người dân, gây ra không ít khó khăn cho công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền đơn vị hành chính (ĐVHC) mới. Những vướng mắc này cần được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, ngành lắng nghe, thấu hiểu và kịp thời có sự chỉ đạo, điều hành hợp lý. Có như vậy, việc sáp nhập ĐVHC mới thực sự "gọn” và "tinh”.
Bài 4 - Để bộ máy thực sự "gọn” và "tinh” sau sáp nhập