(HBĐT) - "Tiếp tục lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các đột phá chiến lược” là nội dung quan trọng hàng đầu đã được nhấn mạnh tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Gắn quyết tâm chính trị với những giải pháp cụ thể, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong toàn tỉnh tích cực triển khai chương trình hành động thực hiện nghị quyết, với tâm thế sẵn sàng khởi động thật tốt để tăng tốc mạnh mẽ trong nhiệm kỳ mới.
Bài 1 - Đột phá để phát triển



Cải cách hành chính tiếp tục được xác định là một trong những đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ảnh: Bộ phận một cửa xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) niêm yết đầy đủ, minh bạch các thông tin hướng dẫn cần thiết, giúp người dân thuận lợi khi đến giao dịch các thủ tục hành chính.

Trở lại 5 năm trước, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã thông qua nghị quyết với định hướng mục tiêu xuyên suốt cả nhiệm kỳ là: Huy động mọi nguồn lực để phát triển KT-XH nhanh, bền vững; phấn đấu sớm đưa kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Đặc biệt, tại nghị quyết quan trọng này, Đảng bộ tỉnh kiên quyết chỉ đạo nội dung "lãnh đạo thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược”.

Xác định trọng tâm của đột phá

3 đột phá chiến lược được hoạch định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI gồm: phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển nguồn nhân lực và hoàn thiện thể chế. Đối với từng khâu đột phá, nghị quyết nêu bật các nội dung then chốt, đóng vai trò như những "kim chỉ nam” hữu hiệu giúp các cấp ủy Đảng, chính quyền có cơ sở để cụ thể hóa, thiết thực hóa, triển khai "trúng” mục tiêu đề ra.

Điển hình như quyết tâm lãnh đạo thực hiện khâu đột phá chiến lược về phát triển kết cấu hạ tầng. Vượt qua nhiều thách thức, trong 5 năm, toàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu kinh tế, tập trung tái cơ cấu đầu tư công. Để phù hợp tình hình khó khăn về nguồn lực, tỉnh xác định rõ, sát trọng tâm cần ưu tiên nguồn vốn là các công trình trọng điểm, cấp thiết, có tính lan tỏa. Đồng thời, tích cực triển khai cơ chế, chính sách phù hợp để huy động nguồn vốn, gắn với tăng cường phân cấp quản lý đầu tư, thanh kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng công trình, kiên quyết xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, khắc phục tình trạng phân bổ vốn dàn trải dẫn đến lãng phí...

Kết quả sau 5 năm, kết cấu hạ tầng phát triển KT-XH của tỉnh được đầu tư đồng bộ với những điểm nhấn nổi bật trong từng lĩnh vực. Trong kết cấu hạ tầng giao thông, nhiều dự án trọng điểm đã hoàn thành, tạo động lực phát triển như tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình, đường liên huyện vùng cao Tân Lạc - Lạc Sơn, nhiều tuyến giao thông nông thôn được nâng cấp, hoàn thành xây dựng cầu Hòa Bình 3, sắp hoàn thành cầu Hòa Bình 2 và chuẩn bị đầu tư nhiều dự án giao thông quan trọng khác… Trong lĩnh vực thủy lợi, nhiều công trình trọng điểm được nâng cấp, xây dựng mới. Hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt được quan tâm đầu tư. Hệ thống hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tiếp tục phát triển. Hệ thống lưới điện, chất lượng điện từng bước được cải thiện. Kết cấu hạ tầng phục vụ thương mại, dịch vụ, hạ tầng lĩnh vực văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế, thông tin truyền thông… đảm bảo phục vụ tốt các nhu cầu của Nhân dân. Đến nay, toàn tỉnh đã có 11 đô thị, trong đó, TP Hòa Bình cơ bản hoàn thành các tiêu chí đô thị loại II, thị trấn Lương Sơn và khu vực lân cận đạt tiêu chí đô thị loại IV…

Đối với 2 nội dung phát triển nguồn nhân lực và hoàn thiện thể chế, kết quả cũng đáng ghi nhận, cho thấy sự đúng đắn, quyết liệt trong đường lối lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ qua: Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc thực hiện các đột phá chiến lược để tạo thêm động lực phát triển KT-XH nhanh, bền vững.

Tạo đột phá để phát triển nhanh, bền vững

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, đánh dấu cột mốc lịch sử đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của TP Hòa Bình. Với việc sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Kỳ Sơn vào thành phố, TP Hòa Bình có sức vóc hoàn toàn mới, tổng diện tích tự nhiên khoảng 348,65 km2, quy mô dân số trên 135.700 người.

Theo đồng chí Quách Tùng Dương, Bí thư Thành ủy Hòa Bình khóa XXII, nhiệm kỳ 2015-2020: Để chuẩn bị cho công cuộc sáp nhập mang tính chất cách mạng, BCH Đảng bộ TP Hòa Bình (cũ) khóa XXII đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, nổi bật là lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ đột phá như nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch, chú trọng phát triển đô thị gắn với phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển nhân lực... Đặc biệt, cả huyện Kỳ Sơn và TP Hòa Bình (cũ) đều quyết liệt thực hiện khâu đột phá về cải cách hành chính. Đây được coi là nhiệm vụ then chốt của then chốt, tạo nền tảng thuận lợi cho 2 đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện sáp nhập theo đúng lộ trình.

Được biết, trước khi sáp nhập theo Nghị quyết số 830, các cấp ủy Đảng, chính quyền tại huyện Kỳ Sơn và TP Hòa Bình (cũ) luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt kết quả chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh và của huyện, thành phố. Mức độ thực hiện khá đồng đều ở cả 6 nhiệm vụ: cải cách thể chế, chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, hiệu quả hoạt động của bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, vận hành cơ chế một cửa, một cửa liên thông... Trong đó, hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước được ghi nhận có chuyển biến tích cực với việc sắp xếp, kiện toàn các phòng chuyên môn theo hướng tinh gọn, hoạt động ổn định, hiệu lực, hiệu quả. Cùng với đó, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được bố trí việc làm phù hợp trình độ chuyên môn, năng lực, sở trường; kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy chế văn hóa công sở được chấn chỉnh... Đây là điều kiện thuận lợi để 2 đơn vị hành chính cấp huyện hoàn thành sáp nhập vào cuối năm 2019 và sau đó, đảm bảo kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính mới.

Trên phạm vi toàn tỉnh, đồng chí Nguyễn Viết Trọng, Giám đốc Sở Nội vụ cho biết: Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết tâm tổ chức thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Đây là cuộc "đại cách mạng” không chỉ riêng đối với nhiệm kỳ 2015 - 2020 mà đối với lịch sử phát triển của toàn tỉnh. Từ tháng 2/2018 - 5/2019, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, tổ chức CT-XH từ tỉnh đến cơ sở đã thống nhất triển khai phương án hợp nhất huyện Kỳ Sơn vào TP Hòa Bình, sắp xếp 106 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 47 đơn vị. Sau sắp xếp, toàn tỉnh còn 10 huyện, thành phố; 151 xã, phường, thị trấn. Với kết quả này, tỉnh có động lực mới để phát triển nhanh, bền vững hơn trong những năm tiếp theo, bám sát định hướng quan trọng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra: Phấn đấu đến năm 2025, kinh tế của tỉnh đạt mức trung bình của cả nước.

(Còn nữa)


Thu Trang


Các tin khác


Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục