Chiều 10/1, làm việc với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Hòa Bình, một địa phương nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ, có thị trường rộng lớn, liền kề Thủ đô Hà Nội. Tỉnh cần phát triển về hướng Đông để tận dụng thị trường này.


Zalo

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Hòa Bình, địa bàn chiến lược trọng yếu, cửa ngõ miền Tây Bắc của Tổ quốc, có tiềm năng về giao thông với mạng lưới giao thông đường bộ thuận lợi, thời gian di chuyển về thủ đô Hà Nội khoảng 1 giờ đồng hồ. Hòa Bình là 1 trong 8 tỉnh nằm trong quy hoạch đường vành đai 5 vùng thủ đô Hà Nội. Hệ thống giao thông đường thủy với Sông Đà chảy qua địa phận tỉnh Hòa Bình 151 km với các cảng lớn như Bích Hạ, Ba Cấp, Thung Nai, Bình Thanh.

Hòa Bình có tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phong phú, đa dạng; đất đai có độ màu mỡ cao, diện tích đất lâm nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp và đất chưa sử dụng lớn; mạng lưới sông, suối, hồ, đầm phân bổ khắp trên địa bàn.

Diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh khoảng 250.000 ha, trong đó rừng tự nhiên khoảng 150.000 ha, rừng trồng khoảng 100.000 ha, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến lâm sản quy mô lớn.

Tỉnh giàu tiềm năng phát triển làng nghề truyền thống, điển hình là các nghề, các cơ sở như dệt thổ cẩm, mây, tre đan, khu du lịch bản Lác, một số cơ sở sản xuất rượu cần ở TP. Hòa Bình; nghề làm giấy dó, gỗ lũa, chế tác đá cảnh…

Hòa Bình với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, 168 di tích các loại trong đó có 34 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được công nhận di tích cấp quốc gia… Du lịch văn hóa phong phú, đa dạng với 7 dân tộc chủ yếu, người dân tộc thiểu số chiếm 74,14%, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 63%.

Năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng ước tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2019 (đứng thứ 28/63 cả nước; thứ 9/14 các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc). GRDP bình quân đầu người đến cuối năm 2020 đạt 64,5 triệu đồng/người.

Zalo

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gợi mở hướng phát triển cho tỉnh Hòa Bình thời gian tới. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Phát biểu tại cuộc làm việc "xông đất” tỉnh Hòa Bình đầu năm 2021, Thủ tướng cho rằng tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế và còn nhiều khó khăn nhưng đã vươn lên mạnh mẽ. Một địa phương "nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”, có thị trường rộng lớn, liền kề Thủ đô Hà Nội. Tỉnh cần phát triển về hướng Đông để tận dụng thị trường này. Thủ tướng nhất trí với ý kiến của lãnh đạo tỉnh Hòa Bình cho rằng sản phẩm mà Hòa Bình làm ra sẽ đóng góp nhiều hơn vào "mâm cơm” của người dân Hà Nội.

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu rất đáng trân trọng, tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng Hòa Bình chưa thật sự tận dụng tốt được lợi thế về vị trí địa lý (là cửa ngõ vùng Tây Bắc và nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô) để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; chưa có dự án lớn, mang tính động lực để tạo chuyển biến tình hình của tỉnh Hòa Bình.

Thời gian tới, theo Thủ tướng, tỉnh cần tiếp tục phát triển xanh hơn, bền vững hơn, an toàn hơn, có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn.

"Tinh thần tự cường, tự lực phải đặt ra trong toàn đảng bộ”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh nếu không có tinh thần tự cường vươn lên thì không có địa phương nào phát triển được, Hòa Bình cũng vậy. Đi liền với đó là thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Hòa Bình tập trung cùng cả nước tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu kép, không chủ quan trước dịch bệnh. Triển khai đồng bộ công tác quy hoạch và đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật; khẩn trương lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Điều chỉnh lại quy hoạch gắn với đô thị Hà Nội, tập trung nâng cao tỷ lệ đô thị hóa, nâng cấp và mở rộng một số đô thị hiện có gắn với các trung tâm thương mại, đầu mối giao thông để phát triển đô thị là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương thời gian tới.

Zalo

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Theo Thủ tướng, Hòa Bình cũng cần đưa công nghiệp trở thành khâu đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp xanh; tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh; tập trung tháo gỡ kịp thời các rào cản, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Đề cập đến việc khởi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Thủ tướng nhắc lại phải bảo đảm an toàn khi mà khối lượng thi công Nhà máy là rất lớn và nằm trong thành phố.

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, đặc điểm văn hóa đa dạng và phong phú, đồng thời nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, Thủ tướng tin tưởng chắc chắn rằng tỉnh Hòa Bình sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của vùng đất giàu truyền thống cách mạng, anh hùng và những thành tựu đã đạt được, tiếp tục đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, thách thức, tạo bước phát triển mới, nhanh hơn, bền vững hơn.


Theo Báo Chính phủ

Các tin khác


Nhân rộng mô hình, điển hình "Dân vận khéo"

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 3.244 mô hình "Dân vận khéo” được xây dựng, phát triển và nhân rộng ở các lĩnh vực. Các mô hình có tính chất lan tỏa sâu rộng, tạo động lực cho Nhân dân mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, giảm nghèo bền vững. Hệ thống chính trị ngày càng được củng cố, tăng cường, dân chủ ở cơ sở được phát huy, ANCT - TTATXH được giữ vững.

Hội Nông dân tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2021

(HBĐT) - Chiều 8/1, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021. Các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 8, khóa X

(HBĐT) - Ngày 8/1, BCH Hội Nông dân (HND) tỉnh khóa X tổ chức hội nghị lần thứ 8, thực hiện kiện toàn công tác cán bộ, bầu chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HND tỉnh nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử

(HBĐT) - Ngày 8/1, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và ngài Takio Yamada, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam đã chủ trì hội thảo trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm và chính sách mới của Nhật Bản nhằm thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử. Tại điểm cầu tỉnh có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện, thành phố.

Đại hội lần thứ IV của Đảng: Hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

(HBĐT) - Ðại hội lần thứ IV của Ðảng họp từ ngày 14 - 20/12/1976 tại Thủ đô Hà Nội, với sự tham dự của 1.008 đảng viên, thay mặt hơn 1,55 triệu đảng viên trong cả nước. Dự đại hội có 29 đoàn đại biểu quốc tế.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở giúp củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân

(HBĐT) - Dũng Phong (Cao Phong) là xã đầu tiên của tỉnh về đích xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ năm 2014 đến nay, trong nỗ lực duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, đội ngũ cấp ủy, chính quyền, các tổ chức CT-XH địa phương đã tích cực triển khai nhiều hoạt động, bám sát phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở, xã Dũng Phong tiếp tục vươn lên phát triển toàn diện về KT-XH, củng cố vững chắc niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục