(HBĐT) - UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 261/QĐ-UBND ngày 4/2/2021 về Chương trình tổng thể của tỉnh Hòa Bình về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2021 nhằm thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp THTK, CLP trong mọi lĩnh vực của đời sống KT-XH.
Theo đó, công tác THTK, CLP năm 2021 tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh (SX-KD), bảo đảm TTATXH để khôi phục và phát triển kinh tế, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH đã được HĐND tỉnh thông qua.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách, mở rộng cơ sở thuế, tăng cường quản lý thu; thực hiện quyết liệt các giải pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, thu hồi nợ thuế; kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN. Tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN theo hướng hiệu quả, bền vững; giữ cơ cấu hợp lý giữa tích lũy và tiêu dùng, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, đảm bảo chi cho con người, an sinh xã hội và chi cho QP-AN. Tiếp tục quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hiện triệt để tiết kiệm, CLP ngay từ khâu xác định nhiệm vụ; chủ động rà soát các chính sách, nhiệm vụ trùng lắp, kém hiệu quả, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện trong năm 2021 để hoàn thành các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt...
Thực hiện quản lý nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn. Việc huy động, quản lý và sử dụng vốn vay phải gắn với việc cơ cấu lại đầu tư công và định hướng huy động, sử dụng nguồn vốn này trong từng thời kỳ. Rà soát chặt chẽ kế hoạch sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Kiên quyết loại bỏ các dự án không thật sự cần thiết, kém hiệu quả. Bố trí dự toán chi NSNN từ nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài cho các dự án bảo đảm theo tiến độ đã ký kết với nhà tài trợ, khả năng đáp ứng nguồn vốn đối ứng, tiến độ giải phóng mặt bằng, năng lực của chủ đầu tư quản lý chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Không bố trí vốn vay cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công gắn với sử dụng vốn đầu tư công có hiệu quả, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng để kích thích SX-KD, tiêu dùng, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH cần thiết nhằm nâng cao sức cạnh tranh, hỗ trợ các hoạt động SX-KD của người dân và doanh nghiệp, thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội khác.
Đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, góp phần quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, khai thác có hiệu quả tài sản công, phòng, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng, phát huy nguồn lực nhằm tái tạo tài sản và phát triển KT-XH, giảm thiểu rủi ro tài khóa.
Tiếp tục thực hiện cải cách chính sách tiền lương và BHXH. Kiên quyết đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, giảm đầu mối, tránh chồng chéo, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức; tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý, đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý. Triển khai quyết liệt công tác sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Chương trình cũng đề ra một số chỉ tiêu tiết kiệm trong các lĩnh vực như: Trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của NSNN; trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; trong quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia; trong quản lý, sử dụng tài sản công; trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên; trong quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp; trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động.
Bên cạnh đó, Chương trình đề ra một số giải pháp thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm như: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về THTK, CLP từ tỉnh đến các sở, ban, ngành và UBND các cấp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong THTK, CLP; tăng cường công tác tổ chức THTK, CLP trên các lĩnh vực; tăng cường thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát THTK, CLP; kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về THTK, CLP; đẩy mạnh CCHC, hiện đại hóa quản lý...
P.V (TH)
Mấy ngày qua, thông tin về việc tiêu thụ nông sản cho người dân vùng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cụ thể là địa bàn tỉnh Hải Dương được chia sẻ rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội. Tại Hà Nội, đã xuất hiện nhiều điểm bán hàng "giải cứu” nông sản Hải Dương, bao gồm các loại như: su hào, bắp cải, cà-rốt,…
(HBĐT) - Một lão nông vùng quê kinh tế còn khó khăn đã hiến đất làm đường giao thông, trạm y tế, tạo điều kiện xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương; người chiến sỹ trẻ tuổi dũng cảm, mưu trí phá hàng trăm vụ vận chuyển ma túy trái phép… là hai trong nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu của tỉnh trong "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được biểu dương.
(HBĐT) - Ngày 19/2, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Văn bản số 256/UBND-TH về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Trong những ngày đầu Xuân mới, sáng 20/2, tại thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ Xuân Tân Sửu năm 2021, hưởng ứng chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh theo sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ.
Sáng 19-2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Công an Trung Quốc Triệu Khắc Chí. Cùng dự có Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an.
(HBĐT) - Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã ban hành Quyết định số 79-QĐ/ĐUK, ngày 25/1/2021 xếp loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng năm 2020.