(HBĐT) - Sáng 23/7, Quốc hội (QH) biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ QH khóa XV dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Đại biểu Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận tại tổ sáng 23/7.
Trước khi tiến hành biểu quyết, QH đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Tiếp đến, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của ĐBQH về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Tổng Thư ký QH Bùi Văn Cường trình bày dự thảo Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ QH khóa XV.
Sau đó, QH thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ QH khóa XV bằng hệ thống biểu quyết điện tử. Kết quả biểu quyết qua hệ thống biểu quyết điện tử cho thấy, có 470/470 ĐBQH (chiếm 94,19% tổng số ĐBQH) tham gia biểu quyết tán thành. Với 100% ĐBQH tham gia biểu quyết tán thành, QH chính thức thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ QH khóa XV.
Đại biểu Hoàng Đức Chính, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận tại tổ.
Theo Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ QH khóa XV, cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ QH khóa XV gồm 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ. 18 bộ gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế. 4 cơ quan ngang bộ gồm: Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.
Cũng trong buổi sáng, Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016 - 2021 Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo về kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của QH Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra về kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.
Đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà, Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận tại tổ về các báo cáo của Chính phủ "Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021-2025.
Sau đó, các đại biểu sau đó thảo luận ở tổ về những nội dung trên. Ghi nhận tại tổ 12 bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Bắc Giang, Đắc Nông, Ninh Thuận, cho ý kiến về vấn đề này, đa số các đại biểu đánh giá cao báo cáo của thẩm tra của Uỷ ban kinh tế về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng Kế hoạch tài chính ngân sách 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025 cần đánh giá kỹ hơn về kết quả thu ngân sách Trung ương, quản lý tài sản công. Bên cạnh đó cần tiếp tục tái cơ cấu lại NSNN, nâng cao hiệu quả, hiệu lực thu, chi NSNN, cải thiện dư địa chính sách tài khóa, sức chống chịu của nền tài chính quốc gia trong quản lý, điều tiết nền kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển, hội nhập khu vực và thế giới trong tình hình mới. Ngoài ra, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách; công khai, minh bạch; đẩy mạnh trách nhiệm giải trình; tiếp tục thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính - NSNN.
Tại phiên thảo luận tổ, có 7 ý kiến đóng góp đối với báo cáo của Chính phủ "Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021-2025. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình có 3 đại biểu gồm: Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh và đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà đã tham gia thảo luận liên quan đến vấn đề giải ngân vốn đầu tư công thấp, chỉ đạt 29,02% kế hoạch. Để đảm bảo nguồn chi, việc thu ngân sách cần được Chính phủ tính toán, cân nhắc. Mặc dù hiện nay, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, kéo theo nguồn thu giảm. Tuy nhiên, nhiều ngành nghề kinh doanh mới cũng xuất hiện để đáp ứng kịp thời trong giai đoạn mới như kinh doanh online. Vì vậy, trong gia đoạn tới, Chính phủ cần nghiên cứu, rà soát lại nguồn thu để tránh thất thoát NSNN...
* Buổi chiều, QH Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhiệm kỳ 2016-2021 Đào Ngọc Dung, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận tại tổ chiều 23/7.
Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhiệm kỳ 2016-2021 Lê Minh Hoan, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH trình bày báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Sau đó, QH thảo luận ở tổ về chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.
Tại tổ 12 gồm 4 Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình, Bắc Giang, Đắc Nông và Ninh Thuận, thảo luận tại tổ, các đại biểu đánh giá cao chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng NTM và chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn vừa qua đạt được những thành tựu quan trọng. Đó là sự tăng trưởng bền vững về kinh tế, thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp đạt nhiều kết quả quan trọng. Diện mạo nông thôn đổi mới, khang trang, sạch đẹp hơn; kết cấu hạ tầng KT-XH được tập trung đầu tư, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, cơ sở vật chất văn hóa, giáo dục, y tế đã từng bước đáp ứng yêu cầu. Tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống của người dân.
Cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, đại biểu Đặng Bích Ngọc, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình cho biết: Chương trình giai đoạn trước còn một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, trong đó có các tỉnh miền núi như Hòa Bình. Vì vậy, giai đoạn tới, chương trình mục tiêu Quốc gia XD NTM giai đoạn 2021 - 2025 cần tập trung, đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, khu vực miền núi…
Đối với chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, một số đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chủ trì 3 Chương trình MTQG phối hợp rà soát, phân tích, đánh giá, làm rõ các nội dung, hoạt động trùng lặp hoặc bỏ sót để đề xuất cơ chế lồng ghép chính sách, tích hợp nguồn lực giữa các Chương trình, bảo đảm hiệu quả nguồn lực đầu tư. Để giảm nghèo đa chiều thực sự bền vững, phải giảm tỷ lệ tái nghèo, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh; Chương trình cần có các giải pháp thoát nghèo bền vững. Thông qua tạo việc làm cho người nghèo, đảm bảo mỗi hộ nghèo có ít nhất một việc làm bền vững, tạo điều kiện cho hộ nghèo được tiếp cận với các chiều dịch vụ xã hội cơ bản thực sự bền vững; dự báo kết quả duy trì các mục tiêu, chỉ tiêu sau khi Chương trình kết thúc để đánh giá tính bền vững của Chương trình. Hiện chưa có số liệu cụ thể về tình trạng nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều nên khó xác định chính xác mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, các đại biểu đề nghị, sau khi QH quyết định chủ trương đầu tư, Chính phủ trước khi quyết định Chương trình cần khẩn trương tổ chức tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo làm cơ sở xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu.
Đối với việc bố trí nguồn vốn cho các chương trình, một số ý kiến đề nghị cần rà soát, bố trí và cân đối ngân sách hỗ trợ cho các tỉnh nghèo, không nên huy động ngân sách địa phương quá lớn khi hầu hết các địa phương đều gặp khó khăn về nguồn thu.
P.V - Phan Thanh Nga (Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh - TH)
Theo chương trình kỳ họp, ngày 23/7, Quốc hội làm việc tại hội trường và thảo luận tại tổ về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025; kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Tại cuộc thảo luận tổ chiều 22/7, các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm đến các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho đầu tư công.
(HBĐT) - Thường trực HĐND tỉnh đã ban hành Thông báo số 197/TB-HĐND về việc tổ chức kỳ họp thường lệ giữa năm 2021, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 như sau:
Chính phủ xin đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV giữ ổn định như khóa XIV, có 22 cơ quan, gồm: 18 Bộ và 04 cơ quan ngang Bộ.
(HBĐT) - Sáng 22/7, tại Bộ CHQS tỉnh, đoàn công tác số 1 của BTV Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Đảng uỷ Quân sự tỉnh kiểm tra việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) XIII của Đảng; Chỉ thị số 01, ngày 9/3/2021 của Bộ Chính trị; Nghị quyết, Chương trình hành động (CTHĐ) thực hiện NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tham gia đoàn có lãnh đạo Ban Dân vận, Ban Nội chính, Ủy ban Kiểm tra và Văn phòng Tỉnh ủy.
(HBĐT) - Ngày 22/7, Ban Pháp chế (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị thẩm tra các báo cáo, dự thảo nghị quyết trình Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Nguyễn Đồng, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: Nguyễn Thị Cẩm Phương, Võ Ngọc Kiên; lãnh đạo các sở, ngành liên quan; đại diện các Ban của HĐND tỉnh.