(HBĐT) - Để tạo được nguồn nhân lực "giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, vững về bản lĩnh chính trị”, bên cạnh việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề thì việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị (LLCT) cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên nói riêng, nguồn nhân lực nói chung là yêu cầu đặt ra. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác giáo dục LLCT của tỉnh trong những năm qua còn tồn tại nhiều hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quá trình tổ chức triển khai cần sớm được khắc phục, điều chỉnh.
Cán bộ, giảng viên khoa Lý luận cơ sở (Trường Chính trị tỉnh) trao đổi về giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến.
Nhiều đổi mới trong việc dạy và học lý luận chính trị
Theo số liệu thống kê, trong 5 năm (2016 - 2020), toàn tỉnh đã tổ chức, phối hợp tổ chức được 2.333 lớp học các chương trình đào tạo từ sơ cấp đến cao cấp hoặc cử nhân LLCT; các chương trình bồi dưỡng hoặc phần học liên quan đến giáo dục LLCT cho 146.832 lượt cán bộ, đảng viên (CB, ĐV), học sinh, sinh viên. Với kết quả đó đã góp phần nâng cao trình độ LLCT cho CB, ĐV trong toàn Đảng bộ tỉnh. Tính đến tháng 7/2021, toàn tỉnh có 511 chi, đảng bộ cơ sở, với 67.518 đảng viên. Trong đó, có 3.013 đảng viên có trình độ cao cấp, cử nhân LLCT, chiếm 4,46%; 10.042 đảng viên có trình độ trung cấp LLCT, chiếm 14,87%; 17.456 đảng viên có trình độ sơ cấp LLCT, chiếm 25,85%.
Cùng với Trường Chính trị tỉnh và Trung tâm Chính trị (TTCT) các huyện, thành phố, hệ thống các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện nhiệm vụ đào tạo kiến thức phổ thông và nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh. Trong 5 năm qua, các trường trực thuộc Sở LĐ-TB&XH đã đào tạo nghề được 395 lớp với 9.156 học sinh, sinh viên. Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình mở được 52 lớp đào tạo, bồi dưỡng với 1.595 sinh viên, giáo viên.
Những năm gần đây, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chỉ đạo, hướng dẫn Trường Chính trị tỉnh, TTCT các huyện, thành phố, hệ thống các trường chuyên nghiệp và THPT trong tỉnh đưa nội dung giáo dục lịch sử Đảng bộ tỉnh, lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh vào nội dung chương trình giảng dạy. Đến nay, 100% trung tâm đã thực hiện. 10/10 TTCT huyện, thành phố đã đưa nội dung giáo dục lịch sử cách mạng huyện, thành phố vào nội dung chương trình giảng dạy cho học viên.
Ngoài ra, nhiều cơ sở giáo dục phát huy tính sáng tạo của giáo viên, giảng viên, hoặc mời báo cáo viên định kỳ tổ chức các buổi nói chuyện thời sự trong nước, quốc tế, các bài nói chuyện về thân thế, sự nghiệp của Bác Hồ, về nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào các buổi ngoại khoá cho học viên, sinh viên, học sinh...
Về đổi mới phương pháp dạy học, với mục tiêu lấy người học làm trung tâm, Trường Chính trị tỉnh, các TTCT, hệ thống các trường chuyên nghiệp, trường THPT đã có nhiều giải pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy và học. Thông qua việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, phát huy sự chủ động, tích cực của người học, cũng như triển khai ứng dụng các phương tiện hiện đại vào dạy và học. Tăng cường gắn kết lý luận và thực tiễn trong các khoá đào tạo, bồi dưỡng thông qua việc giảng dạy, học tập trên lớp kết hợp với đi nghiên cứu thực tế ở các địa phương, đơn vị trong, ngoài tỉnh. Kết quả, hầu hết giảng viên đều ứng dụng công nghệ thông tin trong các bài giảng và áp dụng đa dạng phương pháp dạy học tích cực.
Còn nhiều hạn chế trong công tác giáo dục lý luận chính trị
Thực tế hiện nay cho thấy, đối với cán bộ, đảng viên là lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội ở thôn, bản vùng sâu, vùng xa, không hưởng lương, việc chiêu sinh và tham dự học tập rất khó khăn do chưa có chính sách ưu đãi, khuyến khích đối tượng này nâng cao trình độ LLCT cũng như chuyên môn, nghiệp vụ. Những năm gần đây, đối tượng học trình độ sơ cấp LLCT và các lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng giảm nhiều, công tác chiêu sinh của các TTCT ngày càng khó khăn. Việc vận dụng những kiến thức LLCT đã được học để tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp uỷ, chính quyền địa phương và để hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao của không ít CB, ĐV còn hạn chế.
Công tác quản lý học tập LLCT ở một số đơn vị trường, lớp, trung tâm còn có khâu chưa tốt. Việc tổ chức quản lý lớp học LLCT, từ khâu rà soát nhu cầu học tập, quyết định mở lớp, chiêu sinh, triệu tập học viên, tổ chức giảng dạy, học tập, kiểm tra, viết thu hoạch, đánh giá chất lượng dạy và học, cấp và sử dụng văn bằng, chứng chỉ, việc phối hợp quản lý học viên có nơi, có lúc chưa thực hiện tốt. Chưa có quy trình đánh giá chất lượng, hiệu quả của người học sau đào tạo.
Ngoài ra, hiện nay, trong công tác giảng dạy còn thiếu giảng viên có học hàm, học vị, chuyên môn cao; chưa có biện pháp hữu hiệu để thu hút giảng viên giỏi. Trong công tác giảng dạy, còn một số ít giảng viên, giáo viên chưa đầu tư thời gian, công sức xứng đáng cho việc soạn giáo án và giảng bài, dẫn đến bài giảng ít có đổi mới; một số ít giảng viên, giáo viên thiếu kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, thiếu kiến thức kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung truyền thụ khô cứng, không thu hút, lôi cuốn người học, tạo nên tâm lý nhàm chán, ngại học LLCT cho người học. Một số ít giảng viên kiêm chức chưa tích cực tham gia các hoạt động giảng dạy, dự giờ, thao giảng.
Nội dung giáo trình một số chương trình thiếu cô đọng; việc cập nhật kiến thức mới vào chương trình giáo dục LLCT chưa kịp thời; ở một số loại hình lớp bồi dưỡng cho cán bộ MTTQ và các đoàn thể chính trị có sự trùng lặp, cũng như tinh thần chủ động, sáng tạo, ý thức tự học tập nâng cao trình độ LLCT trị của một bộ phận không nhỏ CB, ĐV chưa cao, còn "ngại học LLCT”; còn có tư tưởng học LLCT vì chạy theo bằng cấp, vì tiêu chuẩn hoá cán bộ, chức danh nghề nghiệp… Ý thức tự giác học tập, tính chuyên cần của một bộ phận học viên chưa cao.
Việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật của một số đơn vị trường, lớp chưa đáp ứng được yêu cầu học tốt, dạy tốt LLCT. Đối với Trường Chính trị tỉnh, tỉnh đã có chủ trương mở rộng diện tích theo quy định, nhưng do nhiều lý do hiện vẫn chưa thực hiện được. Cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ mặc đù đã được nâng cấp, nhưng vẫn còn khó khăn, thiếu thốn, chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CB, ĐV ngày một nâng cao. Đối với các TTCT trị huyện, thành phố, mặc dù hàng năm được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư kinh phí của cấp ủy, chính quyền địa phương, song cơ sở vật chất của các TTCT cấp huyện vẫn còn nhiều khó khăn như: 5/10 trung tâm không có phòng nội trú cho học viên ở xa; 6/10 trung tâm không có bếp ăn cho học viên; 3/10 trung tâm không có phòng thư viện...
Dương Liễu- Trần Huyền Phương (Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Thành phố Hà Nội)
NHÓM Ý KIẾN
Đổi mới nội dung,
hình thức, phương pháp giáo dục lý luận chính trị
Ths Nguyễn Trọng
Khiêm,
Phó Hiệu trưởng
phụ trách, Trường Chính trị tỉnh
Ngoài việc
bám sát nội dung kiến thức trong khung chương trình giáo trình, sách giáo
khoa theo quy định, đội ngũ giảng viên phải tích cực, chủ động, kịp thời cập
nhật, bổ sung các kiến thức mới về các chủ trương, đường lối, chính sách,
pháp luật của Đảng, Nhà nước; những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong chỉ
đạo, điều hành, tổ chức thực hiện và các vấn đề do thực tiễn đang đặt ra của
địa phương, đơn vị.
Chủ động đấu
tranh chống các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng… Trọng
tâm là làm cho cán bộ, đảng viên thấm nhuần các nguyên lý, phương pháp luận
khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tính ưu việt của chế độ XHCN cũng như
đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam
XHCN; từ đó nâng cao năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
Pháp luật Nhà nước.
Đồng thời đổi
mới hình thức, phương pháp GDLLCT theo hướng lấy người học làm trung tâm,
theo phương châm "Dạy thực chất, học thực chất, kiểm tra đánh giá kết quả thực
chất”. Các đồng chí giảng viên cũng cần tăng cường hoạt động trao đổi, thảo
luận, tương tác giữa người dạy và người học trong mỗi tiết học. Trên cơ sở
xác định đúng mục tiêu, chương trình, nội dung, cần sử dụng các hình thức,
phương pháp phù hợp giữa truyền thống với hiện đại nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị (LLCT).
Đặc biệt, để
nâng cao chất lượng giảng dạy, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến
phức tạp như hiện nay, cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phương tiện hiện đại vào
trong giảng dạy, học tập nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả. Hướng đến mục
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đạt chuẩn về trình độ
chuyên môn; có trình độ LLCT vững vàng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình
hình mới.
Tiếp tục nâng
cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng
của việc học tập lý luận chính trị
Quách Hương
Lam,
Trưởng Ban
Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc
Trung tâm Chính trị huyện Yên Thủy
Cần xác định
việc học tập LLCT là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và Nhân dân. Từ đó, từng bước
khắc phục bệnh "lười học tập LLCT”; tích cực, chủ động, tự giác trong học tập,
nghiên cứu LLCT; vận dụng sáng tạo, hiệu quả, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm
vụ được giao.
Các cấp ủy,
chính quyền, cơ quan, đơn vị cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và Nhân dân được cử đi đào tạo,
bồi dưỡng LLCT. Có chính sách khuyến khích tham gia học tập LLCT. Đồng thời
có những yêu cầu về trách nhiệm của người học trong việc vận dụng kiến thức
đã học tập vào thực tiễn công tác.
Công tác giáo
dục LLCT cần đổi mới về nội dung theo hướng gắn lý luận với thực tiễn, phù hợp
với trình độ và nhu cầu của người học; đổi mới về phương pháp theo hướng phát
huy tính độc lập, tích cực của người học, gắn học tập với vận dụng và phục vụ
nhiệm vụ; đa dạng hóa các phương thức giáo dục LLCT, đặc biệt chú trọng việc
tự học của cán bộ, đảng viên.
Cần quan tâm
đến việc bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ
dân tộc thiểu số cấp xã
Đinh Ngọc Bảy,
Bí thư Đảng ủy
xã Trung Thành (Đà Bắc)
Hiện nay, chất
lượng cán bộ là ngư (DTTS) ở các xã, nhất là các xã vùng
cao, vùng sâu, vùng xa còn tồn tại không ít hạn chế. Do đó, các cấp ủy Đảng,
chính quyền cần nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác đào tạo LLCT trong
xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở. Cần rà
soát, đánh giá đúng số lượng, chuẩn về chất lượng cán bộ, xác định nhu cầu sử
dụng cán bộ đúng vị trí việc làm để từ đó có kế hoạch cử đi đào tạo đúng đối
tượng.
Cùng với đó,
chương trình giảng dạy LLCT cần được điều chỉnh, thường xuyên cập nhật những
kiến thức thực tiễn sao cho phù hợp với học viên là người DTTS. Thường xuyên
tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên giảng dạy
LLCT về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý Nhà nước và đặc biệt về công tác dân tộc.
Bên cạnh đó, cần tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình sử dụng cán bộ,
công chức người DTTS sau đào tạo, bồi dưỡng. Có chế độ hỗ trợ cán bộ DTTS đi
học LLCT, nhất là ưu tiên cho việc đào tạo cán bộ nguồn, cán bộ vùng sâu,
vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. |
(HBĐT) - Những năm qua, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh Đoàn chủ động kết hợp chặt chẽ các hoạt động của tuổi trẻ trong tỉnh với các chiến dịch truyền thông, triển lãm về biển, đảo do các sở, ban, ngành tổ chức. Các cấp bộ Đoàn đã phối hợp tổ chức triển lãm lưu động, hội nghị tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc tại 100% huyện, thành phố trong tỉnh. Đây được đánh giá là điểm nhấn trong công tác giáo dục của Đoàn, giúp hun đúc tình yêu và ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong thanh thiếu niên.
Theo chương trình Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, ngày 22/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) và thảo luận ở tổ về 4 dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế. Thảo luận báo cáo tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020.
(HBĐT) - Chiều 21/10, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đã có buổi làm việc với Tỉnh uỷ bàn về kế hoạch tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 70 năm Chiến dịch Hoà Bình (10/12/1951 – 10/12/2021). Tham dự có các đồng chí: Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Thiếu tướng Hà Tất Đạt, Phó Tư lệnh Quân khu 3; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số ban, sở, ngành và các phòng chuyên môn của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Tối 20/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đã làm việc trực tuyến với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của Phú Thọ, Sóc Trăng, Cà Mau nhằm kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch, đồng thời lắng nghe các ý kiến góp ý, phản hồi từ các địa phương về quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
(HBĐT) - Suốt 10 năm ngược xuôi trên đường Hồ Chí Minh trên biển, đoàn tàu không số đã trải qua hơn 20 cơn bão, chiến đấu với 300 lượt tàu địch, 1.200 máy bay địch, cùng biết bao hy sinh thầm lặng.
Theo chương trình Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, ngày 21/10 Quốc hội tiếp tục thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất. Tiếp đó, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Cảnh sát cơ động và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.