Cán bộ, hội viên phụ nữ thành phố Hòa Bình đi bầu cử thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, đội ngũ cán bộ nữ của thành phố có sự chuyển biến tích cực. Tỷ lệ cán bộ nữ thuộc diện BTV Thành ủy quản lý đạt 19,9%; cán bộ nữ là trưởng, phó các phòng và tương đương đạt 20,3%; cán bộ, công chức xã, phường đạt 36,4%. Có 19/47 đại biểu HĐND thành phố là nữ, chiếm 40,43%. Nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỷ lệ nữ tham gia BCH Đảng bộ thành phố là 12/44, chiếm 27,3%, BTV Thành ủy 1/10, chiếm 10%; cấp cơ sở 105/288, chiếm 36,4%; BTV 18/91, chiếm 19,78%. Nữ đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026: Cấp tỉnh 3 đồng chí; HĐND thành phố 10/33, chiếm 30,3%; cấp cơ sở 164/405, chiếm 36,05%. Nữ lãnh đạo quản lý các phòng, ngành thành phố có 37/101, chiếm 36,63%; nữ lãnh đạo tại xã, phường 55/240, lãnh đạo các ngành cơ sở chiếm 22,91%.
Để phụ nữ TP Hòa Bình không ngừng "Đoàn kết, sáng tạo, chủ động, hội nhập", trong giai đoạn 2016 - 2021, Thành ủy Hòa Bình tiếp tục quan tâm công tác cán bộ nữ gắn với thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Tiếp tục nâng cao nhận thức về BĐG và sự tiến bộ của PN; quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu của Đảng, Nhà nước về công tác PN trong tình hình mới; coi công tác PN là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và từng gia đình để xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể, lãnh đạo, chỉ đạo, tạo bước chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả công tác PN nói chung và công tác cán bộ nữ nói riêng. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ nữ và giới thiệu nữ quần chúng ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, rèn luyện, tạo cơ hội tham gia vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền, đoàn thể trong hệ thống chính trị các cấp. Phấn đấu cán bộ nữ tham gia cấp ủy Đảng các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu HĐND các cấp từ 35 - 40%; các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ.
Đặc biệt, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, tăng cường đào tạo nghề cho lao động nữ, tăng quyền và tạo cơ hội cho tất cả PN và trẻ em gái, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH địa phương; quan tâm chăm lo nhiều hơn nữa cho PN dân tộc thiểu số, PN khuyết tật, yếu thế để họ có cơ hội tiến bộ, vươn lên trong cuộc sống và xã hội.
Bản thân mỗi chị em cần xóa bỏ tư tưởng tự ti; tự giác, tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức của người PN Việt Nam "Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; nêu cao tinh thần tự lực, tự chủ, đoàn kết, có ý chí vượt khó vươn lên. Nâng cao vai trò của PN trong xây dựng gia đình; nêu cao lòng nhân ái, khoan dung, tình đoàn kết, quý trọng, giúp đỡ lẫn nhau trong gia đình và xã hội, xứng đáng là người phụ nữ thời đại mới.
Đối với các đồng chí nữ là lãnh đạo, quản lý cần ý thức đầy đủ về trách nhiệm to lớn của mình trước Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân; cần phát huy cao độ bản lĩnh, nghị lực, sức sáng tạo, ý chí quyết tâm vượt lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ; năng động, thích ứng và hội nhập với xã hội hiện đại, có bản lĩnh chính trị và tư tưởng vững vàng, tự tin, nghiêm túc trong công việc để cống hiến cho quê hương, đất nước.