(HBĐT) - Ngày 9/6, đoàn công tác của Hội đồng lý luận T.Ư do GS.TS Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận T.Ư làm trưởng đoàn có buổi tọa đàm, khảo sát thực tế về chủ trương, chính sách CNH - HĐH đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại tỉnh Hòa Bình. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; Thường trực Thành ủy Hòa Bình, Huyện ủy Lương Sơn.
Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.
Trước năm 2000, tỉnh có xuất phát điểm thấp, kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ, sản phẩm đơn điệu, dịch vụ quốc doanh phát triển, chưa có sự tham gia nhiều của các thành phần kinh tế và loại hình dịch vụ. Sau 20 năm đẩy mạnh thực hiện CNH - HĐH, kinh tế tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ về quy mô, chất lượng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả thời kỳ 2000 - 2020 bình quân đạt 6,58%. Khu vực công nghiệp - xây dựng là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt 9,14%; dịch vụ 6,09%; nông lâm, thủy sản đạt 4,4%. Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Năng suất lao động trung bình năm 2020 là 98,3 triệu đồng/lao động, tương đương 110% năng suất lao động của vùng, xếp thứ 4 trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.
Giai đoạn 2001 - 2020, công nghiệp tỉnh phát triển nhanh về quy mô sản xuất, đúng với định hướng đề ra, là ngành đóng góp lớn vào tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh. Cơ sở sản xuất tăng về số lượng, chất lượng, nhất là các doanh nghiệp hoạt động công nghiệp. Kết cấu hạ tầng KT-XH có bước phát triển đáng kể, tạo tiền đề thuận lợi để phát triển các kĩnh vực KT-XH. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh có sự tăng trưởng tích cực, đặc biệt là giai đoạn 2016 - 2020, tổng quy mô huy động trong giai đoạn này đạt khoảng 67 nghìn tỷ đồng.
Các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận - thực tiễn nổi bật, những điểm nghẽn, vướng mắc, vấn đề đặt ra trong lãnh đạo, chỉ đao, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách công nghiệp hóa qua thực tiễn địa phương. Các mô hình, điển hình, những kinh nghiệm mới, cách làm hay trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách CNH - HĐH tại địa phương. Đánh giá, dự báo tình hình giai đoạn tới, các yếu tố tác động đến chiến lược phát triển chung; những yêu cầu mới đặt ra về thực hiện chủ trương, chính sách CNH - HĐH đất nước giai đoạn 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Đề xuất những quan điểm mới, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá, kiến nghị phù hợp về chủ trương, chính sách CNH - HĐH đất nước giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045…
Phát biểu kết luận buổi khảo sát, GS.TS Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận T.Ư cho rằng: Những kết quả đạt được của tỉnh hữu ích đối với đoàn khảo sát. Những điểm nghẽn trong quá trình thực hiện liên quan đến cơ chế, chính sách; quy hoạch, cơ sở hạ tầng; phân cấp, phân quyền; mối quan hệ kinh tế giữa địa phương, T.Ư và các địa phương trong khu vực… Thay mặt đoàn, đồng chí tiếp thu và tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của địa phương, trên cơ sở đó xem xét tổng hợp báo cáo T.Ư, có những định hướng, chính sách trong phát triển thời gian tới.
Lê Chung
(HBĐT) - Cuối tháng 5, chúng tôi có mặt tại Trường Chính trị tỉnh, tại đây đang diễn ra các lớp bồi dưỡng cấp ủy cơ sở. Ngoài những kiến thức về lý luận, một trong các chuyên đề mà giảng viên, học viên sôi nổi thảo luận đó chính là việc triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Thực tế sau gần 2 năm triển khai, những vấn đề phát sinh, thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm tại các địa phương được đưa ra bàn luận sôi nổi. Không khí tiết học vì thế trở nên cởi mở, sinh động, khác hẳn định kiến về lý luận chính trị (LLCT) là "khô” và "khó”.
Ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội vừa được phân công tạm thời điều hành hoạt động của thành phố thay ông Chu Ngọc Anh từ chiều 7/6/2022.
Chiều 7/6/2022, Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bộ trưởng Lê Minh Hoan đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Chiều 7/6, tại kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 6) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, ông Chu Ngọc Anh đã bị bãi nhiễm chức vụ Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Sáng 7/6, Quốc hội đã bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội, phê chuẩn đề nghị cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế đối với ông Nguyễn Thanh Long.
(HBĐT) - Tháng 5/2022, Ban Chỉ đạo (BCĐ) cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ công bố chỉ số CCHC (PAR INDEX) năm 2021 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Theo đó, chỉ số hiện đại hoá hành chính của tỉnh đạt 92,48% tăng 2,44% so với năm 2020. Tuy nhiên, đi liền với chỉ số này là chỉ số thành phần về quản trị điện tử, tỉnh giảm 25,5%, thuộc nhóm thấp nhất cả nước.